Khởi nghiệp thành công từ "nhân sâm cho người nghèo"

(Baohatinh.vn) - Nhận thấy tiềm năng phát triển dược liệu ở quê nhà, anh Nguyễn Xuân Tiền (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm thảo dược, mang lại nguồn thu khá.

Có bố là thầy thuốc đông y nên từ nhỏ, anh Nguyễn Xuân Tiền (SN 1987, trú thôn 2, xã Sơn Giang, Hương Sơn) đã được tiếp xúc với các loại dược liệu và luôn nung nấu ý muốn tiếp bước nghề của bố. Dẫu vậy, khi trưởng thành, vì điều kiện cuộc sống nên anh Tiền chọn gắn bó với công việc làm địa chất ở Quảng Ninh và tạm gác lại ước mơ. Thế nhưng, trong thân tâm mình, anh vẫn đau đáu về ý tưởng phát triển các loại dược liệu ở quê nhà.

bqbht_br_z6173996313596-d6da73f7eccabb569e83fdf97b5be59f.jpg
Niềm yêu thích các loại dược liệu đã thôi thúc anh Nguyễn Xuân Tiền rẽ hướng về quê khởi nghiệp.

Vì thế, sau 6 năm làm công việc địa chất, năm 2016, anh Tiền trở về quê hương và quyết định lập nghiệp từ các loại dược liệu. Để nâng cao kiến thức, năm 2017, anh theo học tại Khoa Y học cổ truyền - Trường Trung cấp Y khoa miền Trung (Nghệ An). Đồng thời, anh cũng đi tới các cơ sở sản xuất dược liệu trên cả nước để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm.

“Từ nhỏ, tôi đã được bố kể những câu chuyện về tư tưởng và phương pháp tiến bộ cũng như thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Từ đó, tôi càng thêm khâm phục trước tài đức, y đức của Đại danh y. Vì thế, với sự tiếp sức từ bố, tôi đã nỗ lực hiện thực hóa ước mơ phát huy giá trị của các loại dược liệu ở quê nhà, đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất cho người dân” – anh Tiền chia sẻ.

bqbht_br_z6173555879471-157447bce44a30fa60904e51e87317e0.jpg
Anh Tiền lựa chọn cao đinh lăng làm sản phẩm chủ đạo của cơ sở.

Bắt tay vào khởi nghiệp, anh Tiền lựa chọn cao đinh lăng làm sản phẩm chủ đạo. Bởi theo anh, đinh lăng được ví như “nhân sâm cho người nghèo” vì đây là loại dược liệu sạch, không phân bón, thuốc trừ sâu. Riêng sản phẩm cao đinh lăng được anh nghiên cứu chiết xuất từ thân, rễ, lá. Khi sử dụng, chỉ cần pha một lượng nhỏ với nước ấm để uống sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe ở những người bị suy nhược, lo âu, mệt mỏi, hỗ trợ tiêu hóa…

Dẫu vậy, để làm ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, anh Tiền cũng trải qua nhiều lần thất bại. Nhưng với quyết tâm phải theo đuổi đến cùng con đường đã chọn, anh kiên trì nghiên cứu thêm các cách làm mới để cho ra thành phẩm tốt nhất.

Sau những nỗ lực không ngừng, năm 2018, anh Tiền đã cho ra đời sản phẩm cao đinh lăng chất lượng cao. Không dừng lại ở đó, anh còn tiếp tục nghiên cứu và chế biến nhiều sản phẩm từ dược liệu khác như cao xoa bóp, dầu gội dược liệu… mang đến cho người tiêu dùng những lựa chọn đa dạng và an toàn. Các sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận kiểm nghiệm.

Đến năm 2019, để mở rộng sản xuất, anh Tiền quyết định thành lập cơ sở Cao dược liệu Hòa Anh với vốn đầu tư ban đầu gần 400 triệu đồng để xây nhà xưởng và mua sắm các loại máy móc, thiết bị như: máy thái lát, máy sấy khô, nồi nấu cao… nhằm sản xuất, chế biến các loại dược liệu.

Để có nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, anh Tiền đã liên kết với một vài hộ dân tại xã Sơn Lĩnh (Hương Sơn) trồng 2 ha đinh lăng. Với các sản phẩm khác như: vỏ bưởi, hương nhu, bồ kết… anh Tiền thu mua từ các hộ dân trong vùng.

bqbht_br_z6173530867559-6822a35d348ab55139908ed624a2f172.jpg
bqbht_br_z6173531530310-4a6874a728fb1c62710c7bd7a5b69cc8.jpg
Các sản phẩm làm từ dược liệu của anh Nguyễn Xuân Tiền được khách hàng gần xa đón nhận.

Nhờ có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và hiệu quả, các sản phẩm làm từ dược liệu của anh Nguyễn Xuân Tiền đang được tiêu thụ qua các kênh bán lẻ trên mạng xã hội và một số cửa hàng trong, ngoài tỉnh. Ngoài ra, để quảng bá sản phẩm rộng rãi hơn, anh Tiền thường xuyên tham gia các hội chợ, chương trình kết nối thương mại… Nhờ đó, sản phẩm cao đinh lăng và các loại dược liệu khác đã được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn.

Sau 6 năm khởi nghiệp, hiện cơ sở Cao dược liệu Hòa Anh của anh Nguyễn Xuân Tiền đã đi vào hoạt động ổn định. Doanh thu mỗi tháng đạt từ 30 đến 40 triệu đồng, tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nhiều lao động địa phương.

bqbht_br_z6173530382927-aaa85e8f522c85d5d0655ba3320537fe.jpg
Năm 2023, sản phẩm cao đinh lăng của anh Nguyễn Xuân Tiền đạt giải tiềm năng của cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hà Tĩnh.

Anh Tiền cho biết: “Năm 2023, sản phẩm cao đinh lăng của cơ sở đạt giải tiềm năng của cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hà Tĩnh. Từ sự ghi nhận này, tôi tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, hướng tới đạt tiêu chuẩn OCOP”.

Với tinh thần chịu khó, ham học hỏi, anh Nguyễn Xuân Tiền đã khởi nghiệp thành công với các sản phẩm dược liệu. Các sản phẩm của cơ sở Cao dược liệu Hòa Anh sau thời gian được bày bán trên thị trường đã nhận được sự tin dùng của khách hàng. Từ tiền đề này, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục đồng hành cùng cơ sở trong việc phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Giang Cao Xuân Danh

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.