Không ép giá, thu mua triệt để gỗ nguyên liệu sau bão!

(Baohatinh.vn) - Bão số 10 khiến hơn 11 ngàn ha rừng Hà Tĩnh bị thiệt hại trên 70%, tập trung chủ yếu ở Kỳ Anh. Đáng nói, trên 50% diện tích này do các hộ gia đình, cá nhân tự trồng (keo, bạch đàn, phi lao, cao su). Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc chia sẻ với người dân lúc khó khăn, các doanh nghiệp đã cam kết thu mua triệt để keo tràm, không ép giá.

khong ep gia thu mua triet de go nguyen lieu sau bao

Công ty TNHH Thanh Thành Đạt thu mua sản phẩm keo cho người dân

"Bà con trồng rừng Hà Tĩnh là khách hàng chính của công ty trong thời gian qua. Để góp phần sẻ chia khó khăn với bà con, doanh nghiệp cam kết thu mua triệt để keo tràm của bà con vừa bị bão làm gãy đổ" - ông Trần Quang Luận, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Thành Đạt khẳng định.

Ông Luận chia sẻ: Sau bão, bản thân nhà máy của chúng tôi tại Kỳ Anh cũng bị thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, khi bão xong, Công ty đã cử ngay đoàn kỹ thuật vào khắc phục để nhà máy nhanh chóng trở lại hoạt động. Sau khi được điện lực cấp điện trở lại, nhà máy tại Kỳ Anh đã tiến hành xay gỗ từ sáng 20/9; nhà máy Phổ Hải, nhà máy Nam Cẩm đã xay từ 2 ngày nay rồi.

“Dù hiện nay, hàng chục ngàn tấn dăm đang tồn kho nhưng công ty đã chỉ đạo các nhà máy, khi người dân đến bán là phải thu mua và băm gỗ ngay cho bà con, không kể ngày đêm. Đây là trách nhiệm của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay", Giám đốc Trần Quang Luận nói.

Ông Luận cũng cam kết, khi mua sẽ không xuống giá để người dân vớt vát sau những thiệt hại quá lớn.

khong ep gia thu mua triet de go nguyen lieu sau bao

Các DN chế biến gỗ cam kết đồng hành, chia sẻ khó khăn với hộ trồng rừng

Không chỉ doanh nghiệp Thanh Thành Đạt, hiện nay, Công ty Hanviha cũng cam kết không vì lượng gỗ gãy đổ lớn sau bão mà giảm giá thu mua của bà con.

Theo ông Nguyễn Hữu Thành - Phó Giám đốc Công ty, cứ có gỗ của bà con là Hanviha sẽ tổ chức thu mua và đưa vào nhà máy; giá cả sẽ theo giá chung của thị trường, không có chuyện ép giá, giảm giá.

Về nội dung này, Phó trưởng Ban quản lý KKT tỉnh Đặng Văn Thành cho biết thêm: “Sau bão, lãnh đạo Ban đã đến kiểm tra, chia sẻ, động viên các doanh nghiệp bị thiệt hại. Đối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến gỗ nguyên liệu, đơn vị đã trao đổi, dẫu doanh nghiệp cũng bị thiệt hại nhưng cần chia sẻ khó khăn với người dân, thu mua theo quan điểm của tỉnh. Các doanh nghiệp đã bày tỏ sự đồng tình cao".

Chủ đề Tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa bão

Đọc thêm

Doanh nghiệp Hà Tĩnh sôi nổi ra quân sản xuất đầu năm

Doanh nghiệp Hà Tĩnh sôi nổi ra quân sản xuất đầu năm

Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, không khí ra quân sản xuất tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh diễn ra sôi nổi, phấn khởi. Các doanh nghiệp đều thể hiện quyết tâm, nỗ lực ngay từ những ngày đầu năm.
Tăng tốc trên công trình trọng điểm quốc gia

Tăng tốc trên công trình trọng điểm quốc gia

Sau những ngày nghỉ Tết, công trường cao tốc Bắc - Nam cùng các dự án trọng điểm lại nhộn nhịp tiếng máy. 2025 là năm hoàn thành, đưa vào khai thác nhiều công trình quan trọng nên nhà thầu quyết tâm tạo khí thế thi đua ngay từ đầu xuân mới.
Cảng Vũng Áng đón chuyến hàng đầu năm mới

Cảng Vũng Áng đón chuyến hàng đầu năm mới

Sáng mùng 4 Tết, cảng Vũng Áng đã đón chuyến tàu đầu tiên cập cảng bốc xếp hàng hóa, mang theo hy vọng về sự khởi đầu thuận lợi của hoạt động vận tải biển Hà Tĩnh.
Vũng Áng vươn mình

Vũng Áng vươn mình

Những con tàu cập bến, những chuyến hàng ra khơi, tiếng xe, tiếng máy… đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho sự vận động, chuyển mình vừa thâm trầm mà mạnh mẽ, quyết liệt ở Vũng Áng - khu kinh tế động lực của Hà Tĩnh.
Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.