Kiểm toán Nhà nước: Dự án BT chiếm dụng vốn ngân sách

Những ưu ái về thanh toán, giao đất cho nhà đầu tư các dự án BT, theo cơ quan kiểm toán không làm giảm hơn gánh nặng cho ngân sách.

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước 2016 gửi các đại biểu Quốc hội. Theo văn bản này, kết quả kiểm toán 17 dự án đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) trong năm 2017 cho thấy nhiều vi phạm.

Cụ thể, hầu hết dự án BT lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu, làm giảm sự cạnh tranh và tiềm ẩn rủi ro chọn nhà đầu tư không đủ năng lực. Cùng với đó, các đơn vị thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức giao đất đã giải phóng mặt bằng có thu tiền sử dụng đất, hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần không thông qua hình thức đấu giá là chưa phù hợp quy định của Luật Đất đai năm 2013.

"Đây là kẽ hở dẫn đến thất thoát ngân sách, quy định về thời điểm giao đất để thanh toán dự án BT và thời điểm giao dự án BT còn bất cập, không rõ ràng dẫn đến việc thanh toán dự án BT bằng quỹ đất không đảm bảo nguyên tắc ngang giá", Kiểm toán Nhà nước nhận định. Cơ quan kiểm toán cũng cho rằng, việc thanh toán trước cho nhà đầu tư trong khi nhà đầu tư chưa phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng do công trình chưa hoàn thành, thực chất là thanh toán trước tiền thuế cho nhà đầu tư. Đây là điểm bất hợp lý, tạo ra việc chiếm dụng vốn từ ngân sách nhà nước.

kiem toan nha nuoc du an bt chiem dung von ngan sach

Đường Phạm Văn Đồng - đường nội đô đẹp nhất TP HCM, tổng số vốn đầu tư 495 triệu USD - là dự án đầu tiên tại Việt Nam do đơn vị nước ngoài thực hiện theo hình thức BT. Ảnh: Hữu Công.

Bên cạnh đó, theo Kiểm toán Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu là vốn vay (khoảng 85%), nhưng lại được Nhà nước tính lãi, với lãi suất tối đa huy động bằng 1,3 lần lãi suất trái phiếu Chính phủ. Với tình trạng này, cơ quan kiểm toán cho rằng, thực chất gần như toàn bộ dự án là vốn của Nhà nước hoặc là vốn của Nhà nước đi vay với mức lãi suất cao hơn lãi suất Nhà nước huy động để đầu tư thực hiện dự án. Điều này cho thấy, việc thực hiện dự án BT không thực sự giảm gánh nặng cho ngân sách.

Kiểm toán Nhà nước cũng cho rằng, hiện chưa có quy định về thời điểm nhà đầu tư phải góp đủ số vốn chủ sở hữu dẫn đến doanh nghiệp không bắt buộc phải góp đủ vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ tối thiểu. Đồng thời, hiện chưa có văn bản quy định cụ thể về tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu tư, do đó có chênh lệch lớn giữa các hợp đồng (cao nhất 14%, thấp nhất 10%).

Cơ quan kiểm toán cũng cho biết, nhiều dự án giao cho nhà đầu tư thực hiện từ khâu thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán và tự lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát có thể không đảm bảo tính khách quan. Điều đó cũng đồng nghĩa công tác quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước chưa được thực hiện thường xuyên, đầy đủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao dẫn đến để xảy ra sai sót ở tất cả các khâu, gây thất thoát trong quá trình thi công thực hiện dự án.

Qua kiểm toán cho thấy, nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu chưa đầy đủ và đúng hạn như tiến độ đã cam kết trong hợp đồng hoặc ký hợp đồng nhưng không quy định phần vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư. Bên cạnh đó, việc xác định lãi suất vốn vay còn sai sót, thiếu cơ sở ký kết, xác định tổng vốn đầu tư trong phương án tài chính chưa hợp lý, một số chi phí lập cao so với thực tế và quy định hoặc xác định tổng mức đầu tư không chính xác...

Ngoài ra, tình trạng lập dự án, phê duyệt thiết kế dự toán của hầu hết dự án còn sai sót về khối lượng, định mức đơn giá. Qua kiểm toán tại 30 dự án BT từ trước đến nay, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 4.515 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý tài chính lên đến 27% tổng giá trị dự án được kiểm toán.

BT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước, Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.

Theo VNE

Đọc thêm

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 140-1.000 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công thương - Tài chính.