Kiểu xây hàng rào “không giống ai” ở thôn miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Từ bao đời nay, người dân thôn Trung Tiến, xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn giữ thói quen xây tường rào thấp và có lối tắt để tiện qua lại, thăm hỏi hàng xóm.

Thôn Trung Tiến có 116 hộ dân với 401 nhân khẩu. Từ xa xưa, người dân trong thôn đã có thói quen không xây kín tường rào để tránh chia cách các hộ với nhau. Đặc biệt, các gia đình đều dành một phần diện tích đất để làm lối đi tắt sang nhà hàng xóm. Đây là một nét văn hóa tạo nên sự gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Kiểu xây hàng rào “không giống ai” ở thôn miền núi Hà Tĩnh

Thôn Trung Tiến nhìn từ trên cao.

Để tạo lối đi chung, khi xây dựng tường rào, các gia đình ở Trung Tiến sẽ lựa chọn một vị trí thích hợp trong phần đất của mình sao cho tiện đi sang hộ liền kề. Lối đi chung thường rộng từ 1-3m, dài từ 5-7m, có sử dụng cánh cửa nhỏ nhưng hầu như không khóa. Những lúc cần sang nhà hàng xóm, thay vì đi cổng chính, người dân chỉ cần đẩy cửa phụ, men theo lối đi chung vài bước chân là tới. Ở thôn Trung Tiến, có gia đình mở đến 2 lối đi chung trong vườn.

Kiểu xây hàng rào “không giống ai” ở thôn miền núi Hà Tĩnh

Một lối đi tắt giữa hai gia đình ở thôn Trung Tiến.

Kiểu xây hàng rào “không giống ai” ở thôn miền núi Hà Tĩnh

Lối đi giữa các gia đình ở thôn Trung Tiến thường sử dụng cánh cửa nhỏ nhưng hầu như không khóa.

“Các lối tắt tạo nên sự liên thông giữa các gia đình với nhau. Nhờ đó, nhiều trường hợp, sự cố cấp thiết được hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, chúng tôi thuận tiện qua lại nhà nhau để giao lưu, trò chuyện và gắn kết thêm tình cảm láng giềng”, bà Đinh Thị Phương (thôn Trung Tiến) cho biết.

Với đặc trưng địa hình thấp nên vào mùa mưa lũ, nhiều gia đình ở thôn Trung Tiến thường bị ngập lụt, phải di dời. Nhờ các lối đi chung, người dân có thể nhanh chóng hỗ trợ, giúp đỡ nhau sơ tán người và tài sản lên những khu vực cao để tránh lũ lụt.

“Còn nhớ trận lụt năm 2010, thời điểm đó nước lũ dâng lên rất nhanh, gia đình ông Nguyễn Duy Sang nằm ở vùng thấp, 2 vợ chồng đều đã già yếu. Nhờ lối đi tắt, hàng xóm kịp thời phát hiện ông bà chưa kịp di dời tài sản nên đã hô hoán mọi người cùng sang hỗ trợ. Nhờ đó, việc sơ tán người và tài sản giúp gia đình ông Sang được thực hiện kịp thời, đảm bảo an toàn", bà Tô Thị Lịnh - Trưởng thôn Trung Tiến kể lại.

Ngoài hộ ông Nguyễn Duy Sang, các hộ dân ở vùng thấp trong thôn như: hộ ông Nguyễn Văn Hiệp, Đậu Quốc Luân… cũng được di dời tài sản, vật nuôi thông qua cả cổng chính và lối tắt để lên các hộ gia đình ở khu vực cao hơn trong đợt lũ năm đó.

Một điểm đặc biệt là dù duy trì lối đi chung từ bao đời nay, song, tình hình an ninh trật tự tại địa phương luôn được đảm bảo. Trên địa bàn xã nói chung và thôn Trung Tiến nói riêng gần như không xảy ra tình trạng trộm cắp, tệ nạn xã hội.

Trưởng thôn Tô Thị Lịnh cho biết, từ xa xưa, người dân trong thôn đã có truyền thống “đi tắt” để sang nhà nhau thăm hỏi, giúp đỡ. Trước đây, giữa các hộ thậm chí không có tường rào, có nhà còn chung với hàng xóm một khu vườn để trồng trọt. Kế thừa truyền thống tốt đẹp đó nên ngày nay, khi xây dựng tường rào, mỗi hộ đều dành một khoảng đất làm lối đi chung để hàng xóm tiện đi lại, hỗ trợ nhau. Các hộ rất đoàn kết và chưa từng xảy ra mâu thuẫn.

Kiểu xây hàng rào “không giống ai” ở thôn miền núi Hà Tĩnh

Nhờ các lối đi liên thông, bà Đinh Thị Phương (ngoài cùng bên phải) và các hàng xóm xung quanh thường xuyên thăm hỏi, gặp gỡ, giúp đỡ lẫn nhau.

Đặc biệt, Trung Tiến là 1 trong 8 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu của xã Sơn Tiến. Đầu năm 2022, Trung Tiến đã hoàn thành xây dựng cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp (gồm 12 hộ dân). Để đạt những kết quả nêu trên, chính quyền địa phương đã tích cực vận động, tuyên truyền và hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện. Nhiều hộ đã bỏ ra hàng chục đến hàng trăm triệu đồng để xây dựng vườn mẫu, vừa đem lại hiệu quả kinh tế lại tạo cảnh quan hiện đại cho vùng thôn quê.

“Khi nắm được chủ trương xây dựng cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp của địa phương, gia đình tôi đã chi hàng chục triệu đồng để chỉnh trang lại nhà cửa, vườn tược và đầu tư thêm bể xử lý nước thải sinh hoạt composite nhằm bảo vệ môi trường. Người dân ở đây ai cũng muốn nhà cửa sạch đẹp nên đều “mạnh tay” đầu tư xây dựng. Nhờ đó, bộ mặt cụm dân cư dần trở nên khang trang, trù phú” - ông Đậu Quốc Luân, một người dân trong thôn phấn khởi nói.

Kiểu xây hàng rào “không giống ai” ở thôn miền núi Hà Tĩnh

Tuyến đường tranh bích họa tại cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp thôn Trung Tiến được người dân dọn dẹp thường xuyên.

Ngoài ra, trên các tuyến đường trong các cụm dân cư, các hộ dân phân công nhau dọn dẹp thường xuyên, cắt tỉa định kỳ hàng rào xanh hai bên đường. Người dân còn thuê họa sỹ để trang trí tường với những bức bích họa đậm nét vùng quê miền sơn cước.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng tại xã Sơn Tiến nói chung và thôn Trung Tiến nói riêng đã đổi thay rõ rệt, song, những nét văn hóa, tình làng nghĩa xóm vẫn được gìn giữ, nhất là truyền thống liên thông hiếm có của các hộ nơi đây. Chính điều này đã tạo sự đoàn kết, đồng lòng, thống nhất cao khi thực hiện các phong trào chung, trở thành hình mẫu để nhiều địa phương khác học hỏi.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.