(Baohatinh.vn) - Dư nợ lĩnh vực thương mại - dịch vụ của các tổ chức tín dụng tại Hà Tĩnh hiện chiếm gần 64% tổng dư nợ toàn địa bàn.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.
Trong đó, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh chủ động các giải pháp nhằm ưu tiên nguồn vốn cho lĩnh vực nhiều tiềm năng là thương mại - dịch vụ như: tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả...
Khách hàng đến giao dịch tại BIDV Nam Hà Tĩnh.
Số liệu từ NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh, dư nợ lĩnh vực thương mại – dịch vụ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn hiện đạt 61.149 tỷ đồng, tăng 1,84% so với thời điểm cuối năm 2023 và chiếm 63,73% tổng dư nợ toàn tỉnh. Ngoài các “ông lớn” là: Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank thì khối ngân hàng thương mại cổ phần cũng tăng cường cho vay lĩnh vực này, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thời gian tới, các ngân hàng thương mại trên địa bàn sẽ tiếp tục theo dõi, lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực này để kịp thời nắm bắt khó khăn. Từ đó, có giải pháp đồng hành, hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay, tăng trưởng tín dụng hiệu quả, an toàn.
Dư nợ lĩnh vực thương mại – dịch vụ của các tổ chức tín dụng tại Hà Tĩnh hiện chiếm gần 64% tổng dư nợ toàn địa bàn.
Với việc chấp hành nghiêm túc các quy định về điều hành lãi suất của Thống đốc NHNN Việt Nam, TCTD trên địa bàn cạnh tranh lành mạnh, không vượt trần.
Cụ thể: Lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn phổ biến từ 5,4 - 9%/năm, trung dài hạn phổ biến từ 6,9 -10,5%/năm.
Lãi suất cho vay USD ngắn hạn phổ biến ở mức từ 3-4,5%/năm; trung, dài hạn phổ biến mức từ 4-6,1%/năm.
Một trong những mô hình thuộc chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai tại vùng rốn lũ Hà Linh là nuôi dê sinh sản, bước đầu cho thấy hiệu quả cao.
Tấn hàng thứ 5 triệu đã đánh dấu mốc mới trong sản xuất, kinh doanh của Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt (Khu kinh tế Vũng Áng - Hà Tĩnh) trong năm 2024.
Sáng 24/12, Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh tổ chức lễ trao giải chương trình “Hóa đơn trao tay - vận may bất ngờ” của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho các khách hàng may mắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Theo thông tin từ Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai (Bộ TN&MT), tính đến ngày 20/12, có 40% huyện trên cả nước đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 24/12 của Báo Hà Tĩnh.
Chỉ với 20.000đ nạp thẻ, đăng ký, gia hạn gói cước Di động VinaPhone hoặc Internet VNPT, khách hàng sẽ có ngay cơ hội trúng iPhone 16 Pro Max, iPhone 16 cùng hàng ngàn quà tặng giá trị trong siêu khuyến mại mùa Tết của nhà mạng.
Do bưởi Diễn chín sớm, hơn 80% diện tích tại xã Tân Dân (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã thu hoạch và bán ra thị trường, do đó, sản lượng cung cấp trong dịp tết Ất Tỵ sẽ giảm đáng kể.
Giá vàng chiều nay 23/12/2024: Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước tăng mạnh trở lại, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn bỏ xa mốc 84 triệu đồng một lượng.
Thời điểm này, tại các siêu thị, cửa hàng, chợ truyền thống ở Hà Tĩnh, hàng hóa tết với đa dạng mẫu mã, giá cả đã lên kệ để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân nhưng sức mua còn yếu.
Sau 17 năm kể từ khi TP.HCM phê duyệt chủ trương xây dựng, tuyến đường sắt đô thị metro số 1 chính thức được vận hành thương mại trong sự xúc động của lãnh đạo TP và sự mong chờ của người dân.
Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Giá vàng hôm nay 22/12/2024: Giá vàng trong nước tăng mạnh, trung bình ở mức 600.0000 đồng 1 lượng, trong khi giá vàng thế giới vẫn vượt ngưỡng 2.600USD một oz.
Các tổ chức tín dụng tại Hà Tĩnh đang tăng cường triển khai các giải pháp bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt thời gian cuối năm 2024 và tết Nguyên đán 2025.
Bà con nông dân Hà Tĩnh đã chủ động chống rét cho số diện tích mạ vừa gieo, tích cực làm đất, vệ sinh đồng ruộng, ra quân làm thủy lợi sẵn sàng xuống giống trà lúa chính vụ xuân 2025.
Thời tiết mưa lạnh kéo theo nhu cầu sử dụng thiết bị sưởi, đồ dùng sinh hoạt mùa đông ở Hà Tĩnh tăng cao, nhiều cửa hàng ghi nhận sức mua tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2024, ngành Thuế Hà Tĩnh đã thực hiện gia hạn, miễn giảm hơn 2.500 tỷ đồng tiền thuế nhằm tiếp sức giúp doanh nghiệp “sống khỏe” để thực hiện nghĩa vụ NSNN.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp tết Ất Tỵ sắp tới, thời điểm này, nhiều làng nghề, cơ sở sản xuất hương tại Hà Tĩnh đang tất bật sản xuất, nâng cao sản lượng.
Năm nay thời tiết thuận lợi nên mai vàng Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho búp nhiều, đều và đẹp. Dự kiến sẽ có hơn 3.000 gốc mai được cung ứng ra thị trường dịp tết Ất Tỵ 2025.
Thời điểm này, các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP trên địa bàn Hà Tĩnh đang hoạt động hết công suất để kịp phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu BHXH Việt Nam thực hiện chi trả gộp hai tháng lương hưu và trợ cấp BHXH (tháng 1 và tháng 2/2025) vào kỳ chi trả tháng 1/2025. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 20/12 của Báo Hà Tĩnh.
Thị trường bất động sản Việt Nam cuối năm 2024 có sự chuyển dịch mạnh mẽ khi dòng vốn đổ về các tỉnh lẻ với quỹ đất rộng lớn, mức giá hấp dẫn và hạ tầng ngày càng được đầu tư.
Trên địa bàn các khu kinh tế, khu công nghiệp của Hà Tĩnh đang có 194 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó Khu kinh tế Vũng Áng chiếm đa số với 150 dự án.