Dư nợ thương mại – dịch vụ của các ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn

(Baohatinh.vn) - Dư nợ lĩnh vực thương mại - dịch vụ của các tổ chức tín dụng tại Hà Tĩnh hiện chiếm gần 64% tổng dư nợ toàn địa bàn.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Trong đó, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh chủ động các giải pháp nhằm ưu tiên nguồn vốn cho lĩnh vực nhiều tiềm năng là thương mại - dịch vụ như: tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả...

Dư nợ thương mại – dịch vụ của các ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn

Khách hàng đến giao dịch tại BIDV Nam Hà Tĩnh.

Số liệu từ NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh, dư nợ lĩnh vực thương mại – dịch vụ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn hiện đạt 61.149 tỷ đồng, tăng 1,84% so với thời điểm cuối năm 2023 và chiếm 63,73% tổng dư nợ toàn tỉnh. Ngoài các “ông lớn” là: Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank thì khối ngân hàng thương mại cổ phần cũng tăng cường cho vay lĩnh vực này, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thời gian tới, các ngân hàng thương mại trên địa bàn sẽ tiếp tục theo dõi, lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực này để kịp thời nắm bắt khó khăn. Từ đó, có giải pháp đồng hành, hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay, tăng trưởng tín dụng hiệu quả, an toàn.

Dư nợ thương mại – dịch vụ của các ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn

Dư nợ lĩnh vực thương mại – dịch vụ của các tổ chức tín dụng tại Hà Tĩnh hiện chiếm gần 64% tổng dư nợ toàn địa bàn.

Với việc chấp hành nghiêm túc các quy định về điều hành lãi suất của Thống đốc NHNN Việt Nam, TCTD trên địa bàn cạnh tranh lành mạnh, không vượt trần.

Cụ thể: Lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn phổ biến từ 5,4 - 9%/năm, trung dài hạn phổ biến từ 6,9 -10,5%/năm.

Lãi suất cho vay USD ngắn hạn phổ biến ở mức từ 3-4,5%/năm; trung, dài hạn phổ biến mức từ 4-6,1%/năm.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.