Loại bỏ nhãn hàng hóa Cu đơ ông bà Thư Viện “dởm”

(Baohatinh.vn) - Hành vi sử dụng nhãn hàng hóa “Cu đơ Ông bà Thư Viện” khi chưa được đồng ý của chủ sở hữu có thể bị phạt hành chính 25 triệu đồng.

Tháng 1/2024, ông Phan Hữu Cường (trú tại huyện Cẩm Xuyên) là người đại diện cho ông Đặng Kim Thư - chủ hộ nhãn hiệu Cu đơ ông bà Thư Viện có đơn yêu cầu Sở KH&CN xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, hộ kinh doanh Lê Thị Hải Yến (cu đơ Hiếu Đức) có 2 địa chỉ tại số 624 đường Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh (cơ sở 1) và trên tuyến đường tránh thuộc xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên (cơ sở 2) đang sử dụng trái phép nhãn hiệu “Cu đơ ông bà Thư Viện” để sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm kẹo cu đơ, gây thiệt hại cho việc kinh doanh của ông Đặng Kim Thư và gia đình.

Loại bỏ nhãn hàng hóa Cu đơ ông bà Thư Viện “dởm”

Sáng 5/2, đoàn công tác Sở KH&CN đi kiểm tra, xác minh nội dung đơn kiến nghị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu “Cu đơ ông bà Thư Viện”.

Mặc dù trước đó ông Đặng Kim Thư đã có đơn gửi UBND thành phố Hà Tĩnh, UBND huyện Cẩm Xuyên và các phòng, ngành liên quan đề nghị xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu “Cu đơ ông bà Thư Viện” nhưng cơ sở Cu đơ Hiếu Đức vẫn cố tình không chấp hành, thậm chí còn in thêm biển hiệu mới để quảng cáo và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Tại thời điểm kiểm tra, xác minh của Sở KH&CN, cơ sở cu đơ Hiếu Đức đã xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 28I8005157 do UBND huyện Cẩm Xuyên cấp ngày 10/4/2019 đối với cơ sở 2; không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định ở cơ sở 1; các cơ sở có biển hiệu mang tên “Cu đơ Cầu Phủ” đã ngừng hoạt động buôn bán hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu "Cu đơ ông bà Thư Viện”.

Loại bỏ nhãn hàng hóa Cu đơ ông bà Thư Viện “dởm”

Chủ cơ sở Hiếu Đức đã ngừng sử dụng biển hiệu “Cu đơ Thư Viện” và thay thế bằng "Cu đơ Cầu Phủ”

Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, cơ sở 1 vẫn đang lưu giữ 3 vỏ hộp nhựa có nhãn “Ông bà Thư Viện”, 1 hộp carton có nhãn “Ông bà Thư Viện” và hơn 50 nhãn “Ông bà Thư Viện” (không có sản phẩm); cơ sở 2 vẫn đang lưu giữ 1 vỏ hộp có nhãn “ông bà Thư Viện” (không có sản phẩm).

Chủ hộ kinh doanh không cung cấp được hồ sơ pháp lý của nhãn hiệu cu đơ “Ông bà Thư Viện” hoặc hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp giữa chủ sở hữu với chủ cơ sở kinh doanh.

Loại bỏ nhãn hàng hóa Cu đơ ông bà Thư Viện “dởm”

Bà Lê Thị Hải Yến loại bỏ toàn bộ nhãn hiệu “ ông bà Thư Viện” đang lưu giữ.

Bà Lê Thị Hải Yến chia sẻ, trước đây, cơ sở có sản xuất, kinh doanh kẹo cu đơ mang nhãn hiệu Ông bà Thư Viện. Sau khi Sở KH&CN có Văn bản số 153/SKHCN-TTra ngày 1/2/2024 về làm việc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu Ông bà Thư Viện thì cơ sở đã ngừng sử dụng nhãn hiệu Ông bà Thư Viện ở trên biển hiệu và không sản xuất, kinh doanh kẹo cu đơ mang nhãn hiệu này. Sau khi nghe đại diện đoàn thanh tra giải thích, cở sở đã nhận ra hành vi vi phạm của mình và cam kết loại bỏ ngay yếu tố vi phạm.

Ông Nguyễn Xuân Kiên - Chánh Thanh tra Sở KH&CN Hà Tĩnh cho biết, đây là trường hợp có dấu hiệu hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hàng hóa khi chưa được chủ sở hữu đồng ý. Qua so sánh cấu trúc, cách phát âm và hình thức thể hiện của dấu hiệu nhãn hiệu trên các hộp, nhãn hàng hóa cho thấy trùng tên “Ông bà Thư Viện” trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 455478 ngày 23/6/2023 của Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho ông Đặng Kim Thư.

Theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo giá trị hàng hóa vi phạm; mức phạt tối đa có thể lên đến 25 triệu đồng.

Riêng với cơ sở Hiếu Đức, Thanh tra Sở KH&CN Hà Tĩnh đã lập biên bản, nhắc nhở và đề nghị chủ cơ sở loại bỏ toàn bộ nhãn hiệu Ông bà Thư Viện đang lưu giữ; trường hợp tái phạm, Sở KH&CN sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Sau thời gian thi công, đến nay, Dự án đường bộ Cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng để ngày 19/4 thông xe kỹ thuật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.