(Baohatinh.vn) - Với sự quyết tâm, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, xã Cẩm Quang (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao trong năm 2024.
Năm 2015, xã Cẩm Quang được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Xác định xây dựng NTM là hành trình không có điểm dừng, năm 2024, xã Cẩm Quang đặt mục tiêu về đích NTM nâng cao. Với sự đoàn kết, thống nhất cao về ý chí, hành động giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, đến nay, Cẩm Quang đã cơ bản hoàn thành 20/20 tiêu chí NTM nâng cao, đang trong thời gian chờ đánh giá, thẩm định của các sở, ngành.
Về Cẩm Quang những ngày này, diện mạo NTM hiện rõ trên những đường làng, ngõ xóm; hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, đồng bộ. Với người dân Cẩm Quang, đó là thành quả đáng tự hào của chặng đường nỗ lực trong phong trào thi đua xây dựng NTM.
Từ đầu năm 2024 đến nay, người dân xã Cẩm Quang thường xuyên phát động phong trào ra quân xây dựng NTM vào thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần. Trong đó, tập trung nâng cấp các hạng mục tại nhà văn hóa các thôn như mái che, nhà vệ sinh tự hoại, cổng, hàng rào và xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn.
Từ đầu năm đến nay, Nhân dân toàn xã đã ra quân làm mới, nâng cấp 3,5 km đường trục thôn; 1,9 km đường ngõ xóm; xây 2,65 km mương thoát nước; 0,65 km kênh mương nội đồng. Ông Nguyễn Xuân Hoà (thôn Thọ Sơn, xã Cẩm Quang) chia sẻ: "Ngày thứ 7, Chủ nhật xây dựng NTM đã trở thành thói quen của mỗi người dân thôn Thọ Sơn. Chúng tôi tập trung nâng cấp các tuyến đường, cắt tỉa hàng rào xanh, bên cạnh đó, mỗi gia đình tự ý thức trong phong trào xây dựng nhà sạch, vườn đẹp".
Toàn xã hiện có gần 12 km đường trục xã có hệ thống đèn điện chiếu sáng; hơn 300 cây bóng mát được trồng mới; gần 19 km đường ngõ xóm được cứng hoá. (Trong ảnh: Vẻ đẹp yên bình của khu dân cư kiểu mẫu thôn Quang Đồng) Song song với việc xây dựng "miền quê đáng sống", xã Cẩm Quang cũng tập trung phát triển nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đạt mức 55,08 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo 2,05%, giảm 0,37% so với cùng kỳ. Trên địa bàn xã hiện có các mô hình kinh tế nổi bật về: chăn nuôi tổng hợp, nuôi lươn không bùn, nuôi trai lấy ngọc... (Trong ảnh: Mô hình nuôi ngọc trai của ông Trần Đình Đức ở thôn Quang Đồng dự kiến đem về doanh thu 1 tỷ đồng sau 3 năm thả giống) Bà Nguyễn Thị Lâm (thôn Quang Đồng) chia sẻ: "Nông thôn mới như một "cuộc cách mạng" làm thay đổi diện mạo làng quê xã Cẩm Quang, thay đổi cả tư duy sản xuất của người dân. Được sự hướng dẫn của cán bộ địa phương, chúng tôi tích cực cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi, nhãn,... kết hợp thả cá, nuôi gà; nhờ đó, gia đình có thêm nguồn thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng/năm". Trên địa bàn xã hiện có 202 hộ sản xuất, kinh doanh. Nhiều hộ mở rộng quy mô kinh doanh có hiệu quả. Các cơ sở sản xuất góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho hàng trăm lao động trên địa bàn. Lũy kế đến nay, toàn xã có 1 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao; cấp giấy chứng nhận VietGAP mô hình chăn nuôi gà công nghệ cao của hợp tác xã Như Gia, cấp mã vùng trồng 20 ha lúa. (Trong ảnh: Cơ sở sản xuất miến gạo Hải Hà)
Chị Nguyễn Thị Hà (chủ cơ sở sản xuất miến gạo Hải Hà) cho biết: "Từ sản xuất quy mô nhỏ, chúng tôi được cán bộ Hội Nông dân trực tiếp hướng dẫn về quy trình sản xuất, thiết kế bao bì, nhãn mác... Nhờ đó, cuối tháng 11/2024, sản phẩm miến gạo Hải Hà đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, từng bước khẳng định vị trí trên thị trường, góp phần tăng trưởng doanh thu". Phong trào xây dựng NTM còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân. Hiện nay, 100% nhà văn hoá thôn có sân thể thao, trang bị thiết chế văn hóa như: ti vi, wifi, dụng cụ vui chơi giải trí, thể dục thể thao đạt chuẩn; thu hút người dân tham gia sinh hoạt mỗi buổi chiều. (Trong ảnh: khu thể thao tại nhà văn hoá thôn Nhân Sơn)
Trung tâm hành chính, trường học, đường giao thông được đồng bộ, khang trang, tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội.
Từ xuất phát điểm còn nhiều khó khăn, song đến nay, xã Cẩm Quang đã "khoác lên mình tấm áo mới" - đó là vẻ đẹp của diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Với sự đồng thuận của "Ý Đảng, lòng dân", chính quyền và Nhân dân xã Cẩm Quang kỳ vọng sớm được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2024, tiếp tục nâng chất các tiêu chí, hướng tới phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Hiện nay, xã Cẩm Quang đã cơ bản hoàn thành 20/20 tiêu chí NTM nâng cao; đang trong thời gian chờ các sở, ngành tiến hành đánh giá, thẩm định để xét công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2024.
Thời gian qua, với sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, phong trào xây dựng NTM tại xã nhà đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó, tập trung nhiều tiêu chí góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế cho người dân. Xác định NTM là hành trình không có điểm dừng, trong năm 2025, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì các phong trào xây dựng NTM, nâng chất các tiêu chí, xây dựng quê hương Cẩm Quang thực sự là "miền quê đáng sống".
Ông Hoàng Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Quang
Dù mất đi bàn tay trái nhưng họa sỹ Nguyễn Văn Mạnh (quê Nghệ An, sinh sống tại TP Hà Tĩnh) vẫn kiên trì cầm cọ hơn chục năm nay, miệt mài tô điểm cho nhiều công trình kiến trúc.
Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) sẽ chính thức khánh thành giai đoạn 2 vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam sắp tới.
Khu du lịch Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, sẵn sàng chào đón du khách vào mùa du lịch biển 2025.
Tại xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), gia đình anh Đặng Đức Dũng - chị Nguyễn Thị Thảo là tấm gương về nghị lực vượt khó đi lên, xây dựng gia đình hạnh phúc, tích cực đóng góp cho cộng đồng.
“Đón đầu” mùa kinh doanh với nhiều giải pháp thu hút du khách, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đạt doanh thu du lịch hơn 48 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Thôn Hòa Thái, xã Hòa Lạc (Đức Thọ, Hà Tĩnh) tồn tại cây đa có bộ rễ khủng tạo thành cổng làng độc đáo. Nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người.
Ông Trần Minh Lục (Hà Tĩnh) luôn tâm niệm phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh từ những điều giản dị nhất để sống, làm việc tốt hơn.
Đón chào những ngày hè sôi động, các khu sinh thái trên địa bàn Hà Tĩnh đang gấp rút chỉnh trang, đa dạng dịch vụ, sẵn sàng mang đến cho du khách những trải nghiệm hấp dẫn và thú vị nhất.
Năm 1964, khi vừa mới nhập ngũ, Đại tá Dương Phổ quê ở xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã lập chiến công lẫy lừng khi dùng súng trường bắn hạ máy bay của giặc.
Hà Tĩnh với bản sắc văn hóa, lịch sử, tiềm năng kinh tế riêng biệt đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Gian trưng bày của Hà Tĩnh tại hội chợ giới thiệu đến du khách tiềm năng, lợi thế, các điểm đến du lịch qua ấn phẩm, tài liệu, các sản phẩm quà tặng du lịch, đặc sản OCOP...
Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót ở xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là nơi tưởng nhớ người con ưu tú của dân tộc, một địa chỉ đỏ mang đậm giá trị giáo dục sâu sắc.
Giữ gìn nếp nhà, các thành viên thấu hiểu chia sẻ cùng nhau là những bí quyết giúp gia đình ông Đặng Quang Hạnh ở Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn đầy ắp tiếng cười.
Là thế hệ GenZ nhưng lựa chọn nghệ thuật truyền thống để thỏa mãn đam mê, Nguyễn Thị Thu Hà (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) sở hữu những tố chất của một nghệ nhân thực thụ.
Chạy mô tô nước, thưởng thức các show ca nhạc, đi chợ cá, check-in đảo... là những dịch vụ du lịch hấp dẫn đang chờ đón du khách trải nghiệm khi về tham quan, nghỉ dưỡng tại các bãi biển của Hà Tĩnh.
Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Nghi lễ rước linh vị Thủy Tổ và Quốc Tổ Hùng Vương được người dân Hà Tĩnh duy trì từ bao đời nay, thể hiện sự thành kính, tri ân công đức các bậc tiền nhân.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2025 sẽ do các địa phương tổ chức ở quy mô cấp huyện; trong đó, Nghi Xuân sẽ là đơn vị tổ chức điểm.
Cán bộ và Nhân dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Thuỷ tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an.
Các đội tham gia hội thi sẽ gói và nấu 1.000 bánh chưng, 200 bánh dày để dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương trong dịp giỗ Tổ được tổ chức tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Bộ ảnh "Về miền đất hứa" không chỉ nhằm mục đích giới thiệu những thiết kế thời trang độc đáo mà còn quảng bá, lan toả du lịch Hà Tĩnh đến với du khách.
Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Khi đã thưa dần những giá rét cũng là lúc người làm du lịch Hà Tĩnh tích cực sửa soạn, chỉnh trang cơ sở vật chất, nhân lực, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho một mùa cao điểm sôi động.
Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Các hoạt động Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương bắt đầu từ ngày 2-7/4/2025 (tức ngày 5-10/3 âm lịch) tại Khu di tích Đại Hùng. Ông Trần Xuân Đức - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh thông tin thêm về nội dung này.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu