Lần đầu kể chuyện chị gái “ông Nga Lộc” 50 năm nối nghề cha chữa bệnh cứu người

(Baohatinh.vn) - Ít người biết rằng ông Nguyễn Sĩ Nghị, thường gọi “ông Nga Lộc” (ở xã Nga Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) còn có người chị gái cũng kế tục nghề chữa trị trật xương, sái khớp cứu người của cha mình đã hơn 50 năm nay. Đó là lương y Nguyễn Thị Lan (81 tuổi) ở phường Bắc Hồng, TX. Hồng Lĩnh.

Lần đầu kể chuyện chị gái “ông Nga Lộc” 50 năm nối nghề cha chữa bệnh cứu người

Lương y Nguyễn Thị Lan hiện sống ở Tổ dân phố 3, phường Bắc Hồng (TX. Hồng Lĩnh)

Vừa thoát khỏi những cơn đau hành hạ do tai nạn khi làm việc nhà, bà Hồ Thị Hồng (71 tuổi) ở Tổ dân phố (TDP) 10 phường Bắc Hồng (TX. Hồng Lĩnh) cho biết: “Hôm đó (ngày 26/10/2019 - PV) tôi bưng chậu nước để tưới cây. Vì bất cẩn, tôi ngã mạnh xuống nền xi măng, cố gượng dậy mà không đứng lên nổi, từ lưng đến xương chậu đau đớn vô cùng. Được chồng dìu vào nhà, khi đó tôi nghĩ chắc gãy lưng rồi, phải “ăn cơm” bệnh viện dài ngày. Nhưng có bà hàng xóm sang hỏi thăm, bảo tôi đến nhờ bà Lan xem cho thử thế nào và tôi đã nghe theo”.

Bà Hồng kể, sau khi khám, bà Nguyễn Thị Lan kết luận bà bị trụt xương sống. Bằng tay nghề của mình, bà Lan đã nấn lại chỗ bị tổn thương cho bệnh nhân. Chỉ sau 1 giờ, bà đã có thể đứng lên đi lại được. Chi phí chữa trị bà Lan chỉ thu tiền thuốc 50 ngàn đồng. Bà Hồng uống hết 10 thang thuốc lá thì khỏi hẳn, hiện nay, đã có thể làm việc nhà.

Lần đầu kể chuyện chị gái “ông Nga Lộc” 50 năm nối nghề cha chữa bệnh cứu người

Không chỉ là một lương y cứu chữa thành công rất nhiều bệnh nhân, bà Nguyễn Thị Lan còn là một cán bộ Hội Chữ thập đỏ năng nổ của phường suốt gần 30 năm nay. Ảnh: Bà Lan trò chuyện với lãnh đạo Hội Người cao tuổi phường.

Bà Hồng chỉ là một trong rất nhiều trường hợp bị gãy xương, sái hàm, sái khớp… không chỉ ở thị Xã Hồng Lĩnh mà còn ở các địa phương khác trong tỉnh, thậm chí ở Nghệ An… đều đã tìm đến và được lương y Nguyễn Thị Lan cứu chữa thành công.

Được biết, thừa kế từ sự truyền nghề của cha mình là lương y Nguyễn Sĩ Giảng, cùng em trai là lương y Nguyễn Sĩ Nghị, bà Lan đã hành nghề chữa trị về bệnh xương khớp ngay từ thời thanh niên lúc bà tham gia dân công hỏa tuyến năm 1966 - 1967.

Cuối năm 1967, bà trở thành công nhân của của một Công ty Xây dựng 4 - thị xã Hồng Lĩnh. Tại đây, bên cạnh công việc của một công nhân bà Nguyễn Thị Lan tiếp tục tình nguyện làm công tác cứu người không chỉ ở đơn vị mình mà còn ở các đơn vị bạn.

Lần đầu kể chuyện chị gái “ông Nga Lộc” 50 năm nối nghề cha chữa bệnh cứu người

Dù tuổi cao nhưng bà Nguyễn Thị Lan vẫn luôn thức khuya dậy sớm làm thuốc để cứu người

Bà kể: “Lúc đó, không chỉ người trong đơn vị mà ở những đơn vị khác có người bị gãy tay, chân cần giúp đỡ thì công ty lại cử tôi đến để chữa trị cho họ. Không kể thời gian đêm hay ngày, mưa gió bão bùng, nếu bệnh nhân bị thương nặng không thể đến được thì tôi đi”.

Điều đặc biệt suốt quãng thời gian 17 năm làm công nhân ở Công ty Xây dựng 4 (1967 - 1984), tuy cứu chữa hàng trăm người bị thương nhưng công việc đó của bà Lan hoàn toàn thiện nguyện. Ngay cả việc băng rừng lội suối hái thuốc về cho bệnh nhân uống bà cũng không lấy tiền.

Sau khi nghỉ chế độ, bên cạnh làm thuốc xương khớp, bà còn nhận công việc hộ sinh miễn phí trong vòng 7 năm. Đến năm 1992, ở địa phương có trạm y tế, bà mới quay lại chuyên tâm vào làm nghề thuốc gia truyền của gia đình.

Cũng trong thời gian này, bà Lan trở thành hội viên Hội Đông y thị Xã Hồng Lĩnh. Từ năm 1995 đến nay, bà liên tục đảm nhận chức vụ Chi hội trưởng Chi Hội Chữ thập đỏ TDP 3 phường Bắc Hồng.

Lần đầu kể chuyện chị gái “ông Nga Lộc” 50 năm nối nghề cha chữa bệnh cứu người

Giấy chứng nhận lương y của bà Lan do Sở Y tế Hà Tĩnh cấp

Suốt hơn 50 năm làm nghề thầy thuốc, trong đó hơn 20 năm chỉ làm thiện nguyện, 30 năm chỉ lấy tiền công hái thuốc với số tiền rất ít (hiện nay là 5.000 đồng/thang thuốc) bà Nguyễn Thị Lan đã giúp đỡ hàng nghìn người bị thương về gãy xương, sái khớp…

Đến tận bây giờ, tuổi đã cao nhưng hằng ngày bà vẫn thức khuya dậy sớm thái thuốc, gói thuốc và khám chữa bệnh mỗi khi có người cần cứu giúp.

Với những đóng góp của mình trong công tác chữa bệnh và công tác xã hội, nhiều năm liền, bà Nguyễn Thị Lan được Hội Đông Y tỉnh Hà Tĩnh, Hội Chữ thập đỏ thị Xã Hồng Lĩnh tặng bằng khen.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Ngày 22/4/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm hỏi bà con ở khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Biết thông tin, bà Lê Thị Kiền ở thôn bên cạnh (Đông Văn) đã hái bó hoa loa kèn đỏ tươi trong vườn, vượt 3 cây số mang đến tặng người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta với tấm lòng thành kính, biết ơn.
Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Với ông Nguyễn Đăng Sỹ - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), công việc canh “mắt thần” luôn sáng giữa biển khơi tuy thầm lặng nhưng cũng đầy tự hào, thiêng liêng.
Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Trở về từ chiến trường với thương tật nặng nề, nhưng thương binh Trần Văn Xuân ở xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vượt qua tất cả nhờ tình yêu thương của người vợ là bà Võ Thị Nhân.
Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh Nguyễn Huy Năm (SN 1956, tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, điển hình về ý chí vươn lên của người thương binh "tàn nhưng không phế"...
Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.