Gia đình nông dân Hà Tĩnh 3 đời làm nghề chữa rắn độc cắn cứu người

(Baohatinh.vn) - Ba đời làm nghề trị độc rắn, gia đình ông Cù Huy Khoa (51 tuổi) ở thôn Trung Sơn, xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã cứu tính mạng hàng nghìn người không may bị rắn độc cắn. Ngoài số tiền công đi hái thuốc, gia đình ông chưa nhận sự hậu tạ của bất kỳ ai.

Anh Phan Văn Thiển, 49 tuổi ở thôn Tân Thành (Tân Lộc, Lộc Hà) chia sẻ giây phút thoát cửa tử nhờ bài thuốc của ông Cù Huy Khoa.

Vừa trở về từ “cõi tử” do bị rắn độc cắn, anh Phan Văn Thiển, 49 tuổi, ở thôn Tân Thành (Tân Lộc, Lộc Hà) cho biết: “Vào tháng 10/2019 vừa qua, khi đang chặt hóp (tre) ở gần đập Khe Hao thì tôi bị một con rắn lục đuôi đỏ cắn vào gan bàn chân. Con trai tôi và bà con gần đấy vội sơ cứu rồi gọi taxi chở vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Lúc vào xe, người tôi bắt đầu cứng đờ, không thở được, mắt trợn ngược lên, miệng há hốc. Lúc đó tôi nghĩ mình sẽ chết”.

Gia đình nông dân Hà Tĩnh 3 đời làm nghề chữa rắn độc cắn cứu người

“Sau khi lành bệnh tôi ngỏ ý bồi dưỡng ông Khoa một ít tiền tỏ lòng biết ơn nhưng ông từ chối”. Anh Phan Văn Thiển thôn Tân Thành (Tân Lộc, Lộc Hà) cho biết

Được biết, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, sau khi cấp cứu tạm thời, anh Thiển được đề nghị chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để điều trị. Nhưng vì gia cảnh nghèo khó, phần vì nghĩ cố chữa chạy cũng không qua khỏi nên anh Phan Văn Thiển định buông xuôi. May lúc đó, một người bạn của anh biết tin đã đến nhà ông Khoa trình bày tình hình. Ông Khoa nói chữa được, thế là gia đình anh Thiển quyết định ở lại chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền.

“Sau khi uống thuốc của ông Khoa, tất cả những chỗ sưng ấy bắt đầu xẹp xuống và tôi bớt đau nhức dần. Sau hơn 1 tháng điều trị, uống 9 thang thuốc và 1 thang ngâm chân, tôi đã khỏi hẳn và nay đã lao động bình thường". Anh Phan Văn Thiển kể lại.

Gia đình nông dân Hà Tĩnh 3 đời làm nghề chữa rắn độc cắn cứu người

Bài thuốc gia truyền chữa rắn độc cắn của ông Cù Huy Khoa chỉ sử dụng thảo mộc tươi

Chị Phan Thị Hồng Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Lộc có em trai là anh Phan Văn Trung (42 tuổi, sống ở thôn Yên Bình, xã Thiên Lộc, Can Lộc) đang được ông Khoa điều trị cho biết: “Em trai tôi bị rắn hổ mang cắn cách đây hơn 1 tháng, chúng tôi đưa em đi điều trị nhưng không lành được. Chỗ bị cắn ở tay thịt thối dần. Cách đây 2 tuần, nhờ người mách nên chúng tôi tìm đến ông Khoa. Sau 2 tuần chữa trị, giờ em tôi gần bình phục. Chỗ vết cắn da thịt bắt đầu liền lại”.

Được biết, bài thuốc chữa rắn độc cắn và các loại có độc khác như rết, ong độc… của gia đình ông Cù Huy Khoa truyền lại đến thế hệ ông đã 3 đời. Cụ Cù Huy Thỏa (86 tuổi) cha ông Khoa đã làm nghề cứu người suốt hơn 50 năm qua.

Gia đình nông dân Hà Tĩnh 3 đời làm nghề chữa rắn độc cắn cứu người

Một loại thảo dược trong hàng chục vị của mỗi thang thuốc chữa độc rắn của ông Khoa.

Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Lộc Nguyễn Đức Tuấn cho biết: "Rất nhiều trường hợp bà con trong và ngoài xã đã được cứu từ bài thuốc gia truyền của gia đình. 6 năm nay, cụ Thỏa truyền nghề lại cho con mình là ông Cù Huy Khoa. Ông Khoa cũng đã cứu được rất nhiều người”.

Bài thuốc gia truyền của gia đình ông Khoa được chế biến bằng thảo dược tươi vừa hái nên chỉ khi nào có người cần đến ông mới đi tìm. Thảo dược cũng không phải là loại trồng được, mà hoàn toàn mọc trong tự nhiên, nếu đưa về trồng thì không có tác dụng.

Vì thế, mỗi lần cần thuốc, ông Khoa có khi phải đi hàng chục cây số mới tìm được đủ vị. Tuy nhiên không phải quay lại chỗ cũ lúc nào cũng sẵn. Vất vả là thế nhưng hiện tại, mỗi thang thuốc ông chỉ lấy giá 75 ngàn đồng. Người bị nhẹ chỉ 2-3 thang, người nặng thì 9-10 thang là khỏi.

Gia đình nông dân Hà Tĩnh 3 đời làm nghề chữa rắn độc cắn cứu người

Cụ Cù Huy Thỏa, 86 tuổi - cha ông Khoa (bên phải) có thâm niên trên 50 năm làm nghề cứu hàng nghìn người bị rắn độc cắn

Ông Khoa cho biết: “6 năm nay tôi mới thực sự nhận sự trao truyền nghề từ cha mình. Phần vì trước đó cha tôi còn khỏe, ông có thể đi hái thuốc. Khoảng 6-7 năm nay cha tôi yếu, mắt cũng kém đi nên tôi phải thay cha làm công việc của tổ tiên để lại”.

Không chỉ trong mà một số người ngoài tỉnh khi bị rắn độc cắn, qua lời giới thiệu của những người đã được gia đình ông cứu, dù ở tận Đắc Lắk, Lâm Đồng hay Hà Nội, Lào Cai… cũng tìm đến hai cha con ông nhờ giúp đỡ và đã thành công.

Ông Cù Huy Khoa nói về quá trình chữa độc do rắn cắn

Mặc dù đã cứu chữa rất nhiều nạn nhân bị rắn độc và các loài có độc khác cắn, đốt… nhưng ông Cù Huy Khoa và cụ Cù Huy Thỏa chỉ thu tiền thuốc với giá chưa bằng tiền công buổi của một người lao động bình thường. Đối với ông, “cứu người là làm phúc”.

Ông Khoa luôn ghi nhớ lời dạy của ông nội, của cha mình: “Lưỡi kiếm bén có thể giết một hai người nhưng lưỡi dao thái thuốc có thể hủy hoại thanh danh và phúc đức bao đời tổ tiên gây dựng, nếu như người làm nghề này tham lam, coi trọng tiền bạc hơn tính mạng con người”.

Gia đình ông Cù Huy Thỏa có 3 đời cắt thuốc chữa rắn độc cắn và đã chữa thành công nhiều trường hợp. Hiện nay, Hội Đông y huyện đang vận động gia đình gia nhập vào đội ngũ lương y gia truyền sinh hoạt ở Hội Đông y của huyện.
Ông Phan Trọng Thân - Chủ tịch Hội Đông y huyện Lộc Hà

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống