Phải trả đủ trợ cấp sau 7 ngày chấm dứt hợp đồng lao động

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 5/2015/NĐ-CP. Trong đó, Nghị định quy định trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

Cụ thể, Nghị định số 5/2015/NĐ-CP quy định, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đồng thời, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Khoản 10 Điều 36, Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao động.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Trợ cấp thôi việc trong một số trường hợp đặc biệt

Nghị định cũng quy định việc trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể, trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.

Đối với trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất chi tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Sau 7 ngày chấm dứt hợp đồng phải thanh toán đủ trợ cấp

Nghị định cũng quy định rõ, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau: người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm...

Theo Chinhphu.vn

Đọc thêm

Lão nông 40 năm "cày ải" trên đồng muối

Lão nông 40 năm "cày ải" trên đồng muối

Ông Nguyễn Tiến Dũng (trú thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) gắn bó với nghề muối đã 40 năm. Ở tuổi 74, ông vẫn đang bám trụ với nghề đã nuôi sống gia đình gần cả cuộc đời.
'Hiến kế' nâng cao năng suất lao động quốc gia

'Hiến kế' nâng cao năng suất lao động quốc gia

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đang áp dụng chế độ lương, thưởng, phúc lợi, nhà ở xã hội, tăng tốc chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh... đóng góp hiệu quả vào tăng năng suất lao động.