Lập 134 đoàn thanh tra trong kỳ thi THPT quốc gia

Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức 14 đoàn thanh tra trong kỳ thi THPT quốc gia, cùng với đó là 120 đoàn thanh tra của các hội đồng thi, các địa phương, bộ, ngành với quan điểm là làm nghiêm nhưng mềm mỏng để tránh những áp lực không cần thiết tại các điểm thi, giám thị và thí sinh.

lap 134 doan thanh tra trong ky thi thpt quoc gia

Ảnh minh họa

Theo đó, 14 đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất các điểm thi. Bộ cũng phối hợp với lực lượng công an hỗ trợ trong công tác thanh, kiểm tra, xử lý các gian lận thi cử.

Bên cạnh đó 120 cụm thi đều đã thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra , có kết nối với thanh tra Bộ GD&ĐT.

So sánh với kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, năm nay số lượng thanh tra của Bộ GD&ĐT có giảm, nhưng lãnh đạo Bộ khẳng định việc giảm số lượng không đồng nghĩa với việc thanh tra sẽ lỏng hơn.

Trong kỳ thi THPT năm nay cứ 7 phòng thi sẽ có một cán bộ giám sát thực hiện giám sát chức trách, nhiệm vụ của cán bộ coi thi, nhắc nhở cán bộ coi thi, trật tự viên, công an, nhân viên y tế và lập biên bản nếu các đối tượng trên vi phạm quy chế. Cán bộ giám sát này có thể yêu cầu cán bộ coi thi lập biên bản thí sinh vi phạm quy chế (nếu có)…

Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết, mục đích của các đoàn thanh tra là tạo ra môi trường nghiêm túc, không căng thẳng để giúp cho Hội đồng thi, giám thị và thí sinh tự giác thực hiện quy chế.

Tuy nhiên, thanh tra thi chỉ là công tác bên ngoài, còn cần sự nghiêm túc của các cán bộ làm công tác tổ chức và coi thi. Các cụm thi phải tập huấn rất kỹ cho cán bộ coi thi, kiểm tra giám sát chặt chẽ thí sinh ngay từ khâu gọi thí sinh vào phòng thi để đảm bảo không xảy ra gian lận.

Hội đồng thi phải đảm bảo giám thị làm đúng trách nhiệm của mình. Cán bộ giám sát cũng có quyền kiến nghị điểm trưởng thay đổi giám thị nếu thấy giám thị làm không đúng quy chế.

Quan điểm thanh tra của Bộ là làm nghiêm nhưng mềm mỏng để tránh những áp lực không cần thiết. Các đoàn thanh tra phối hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo, trung ương và địa phương với tinh thần phòng ngừa là chính, không tạo không khí căng thẳng, không phải xử lý nhiều thí sinh mới là nghiêm.

Theo VGP News

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.