Liên kết phát triển kinh tế tập thể, nâng cao giá trị nông sản Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Những năm qua, cùng với việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh, các cấp hội nông dân ở Hà Tĩnh đã tích cực hỗ trợ nông dân thành lập nhiều mô hình kinh tế tập thể với nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), giúp hội viên tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Liên kết phát triển kinh tế tập thể, nâng cao giá trị nông sản Hà Tĩnh

HTX dịch vụ Nông lâm nghiệp và Mội trường Sơn Hàm đã phát huy hiệu quả kinh tế và dần mở rộng quy mô.

HTX dịch vụ Nông lâm nghiệp và môi trường Sơn Hàm (HTX Sơn Hàm - Hương Sơn) ra đời năm 2011, hoạt động trên lĩnh vực cung ứng cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khai thác, vận tải và kết nối tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng.

Từ năm 2016, HTX đã xây dựng vườn ươm cây giống với quy mô sản xuất 2 ha, năng suất 1 triệu cây/năm với các loại như: eo lai hom BV10, keo tai tượng, keo Úc, sấu, xà cừ, phi lao… Doanh thu hàng năm của HTX đạt trên 2,6 tỷ đồng, lợi nhuận gần 315 triệu đồng. Hiện tại, HTX có 92 thành viên trên địa bàn 14 xã của huyện Hương Sơn, thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 4 triệu đồng/người/tháng.

Chủ tịch HĐQT HTX Sơn Hàm - Lê Ngọc Trung chia sẻ: Với sự hỗ trợ từ Hội Nông dân tỉnh, HTX đã liên kết với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có múi (thuộc Viện Rau quả Hà Nội) và nhiều trung tâm, công ty sản xuất cây giống khác có uy tín khác. Bên cạnh đó, HTX tổ chức ký kết hợp đồng cung ứng cây giống với hội nông dân các huyện, thành phố, thị xã. Nhờ đó, đầu ra sản phẩm của HTX được ổn định và ngày càng mở rộng.

Liên kết phát triển kinh tế tập thể, nâng cao giá trị nông sản Hà Tĩnh

Vườn ươm cây giống của HTX Sơn Hàm với quy mô sản xuất 2 ha, năng suất 1 triệu cây/năm.

Mặc dù còn khá non trẻ nhưng các tổ hợp tác (THT) nuôi ong trên địa bàn xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) bắt đầu cho thấy hiệu quả của mô hình liên kết trong sản xuất.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Mỹ - Phan Thị Huyền cho hay, với sự hỗ trợ trực tiếp từ Hội Nông dân tỉnh, trước khi giao ong, tất cả các hộ dân trong các THT được tập huấn, hướng dẫn các kỹ thuật nuôi và chăm sóc đàn ong theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, học đến đâu thực hành đến đó. Ngoài ra, hội viên được đi tham quan thực tế tại các hộ nuôi ong các địa phương khác.

Hiện xã Cẩm Mỹ có 4 THT nuôi ong với quy mô 500 đàn (50 hộ nuôi). Bắt đầu triển khai từ cuối năm 2019 nhưng đến nay, nhiều hộ đã có thu hoạch.

Liên kết phát triển kinh tế tập thể, nâng cao giá trị nông sản Hà Tĩnh

Hội Nông dân tỉnh bàn giao ong cho hội viên nông dân xã Cẩm Mỹ.

Được biết, Hội Nông dân tỉnh đang tiến tới thành lập HTX nuôi ong Cẩm Mỹ, xây dựng thương hiệu “Mật ong Kẻ Gỗ” nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm cho người dân.

Theo báo cáo từ Hội Nông dân Hà Tĩnh, trong năm 2019, các cấp hội đã phối hợp tổ chức 138 cuộc tuyên truyền cho trên 11 ngàn lượt hội viên nông dân về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tập thể; tổ chức 13 lớp tập huấn cho 650 lượt hội viên nông dân là thành viên THT, HTX về kiến thức kinh tế hợp tác; hướng dẫn thành lập mới 12 HTX, 162 THT về trồng cam, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, trồng rau sạch, thu mua nông sản; xây dựng mới 9 tổ hội nghề nghiệp.

Liên kết phát triển kinh tế tập thể, nâng cao giá trị nông sản Hà Tĩnh

Bắt đầu triển khai từ cuối năm 2019 nhưng đến nay mô hình nuôi ong ở Cẩm Mỹ đã bắt đầu cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Hà Tĩnh Trần Trung Thành cho biết: Chúng tôi đưa nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể vào chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể, hằng năm, mỗi đơn vị cấp huyện xây dựng ít nhất 1 HTX gắn với sản xuất - kinh doanh an toàn.

Với sự hỗ trợ của các cấp hội, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư vốn, mở rộng ngành nghề mới, củng cố nghề truyền thống, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp bền vững. Qua thực tiễn có thể khẳng định, các mô hình kinh tế tập thể đã có sự liên kết nông dân với nông dân cùng phát triển sản xuất, giảm thiểu tác động tiêu cực của thị trường, nâng tầm giá trị hàng hóa".

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Vilaco kỷ niệm 20 năm thành lập

Vilaco kỷ niệm 20 năm thành lập

20 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV Việt - Lào đã tạo được thương hiệu uy tín, là cầu nối xây đắp tình đoàn kết hữu nghị 2 tỉnh Hà Tĩnh – Khăm Muồn và 2 nước Việt Nam – Lào.
Kích hoạt nguồn lực, thúc đẩy động lực tăng trưởng, Hà Tĩnh tạo bứt phá và phát triển

Kích hoạt nguồn lực, thúc đẩy động lực tăng trưởng, Hà Tĩnh tạo bứt phá và phát triển

Trao đổi với Báo Hà Tĩnh ngay sau Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh về nhiệm vụ, giải pháp tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2024 và những năm tiếp theo. Người đứng đầu chính quyền tỉnh cũng phân tích những dư địa, động lực tăng trưởng mới và những bước đi chiến lược trên lộ trình hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nghị lực vượt khó của chị Huyên

Nghị lực vượt khó của chị Huyên

Chồng mất sớm, gia cảnh khó khăn, chị Hoàng Thị Huyên (Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã nghị lực vượt lên số phận, trở thành tấm gương sáng cho chị em phụ nữ học tập.
Thương hiệu Vilaco 20 năm trên đất bạn Lào

Thương hiệu Vilaco 20 năm trên đất bạn Lào

20 năm đóng chân trên đất nước Triệu Voi, Công ty TNHH MTV Việt - Lào (Vilaco) đã tạo được nền móng vững chắc, góp phần tô thắm tình hữu nghị 2 tỉnh Hà Tĩnh - Khăm Muồn và 2 nước Việt - Lào.