Lộc Hà sẵn sàng phương án "chạy" mưa lũ cho thủy sản nuôi

(Baohatinh.vn) - Đợt mưa lớn do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 3 vừa qua như "bài test" cho thấy được tính hiệu quả, kịp thời của các giải pháp phòng, chống mưa lũ cho nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại huyện Lộc Hà - Hà Tĩnh.

Lộc Hà sẵn sàng phương án “chạy” mưa lũ cho thủy sản nuôi

Đắp bờ, dựng lưới chắn xung quanh hồ nuôi là một trong những biện pháp phòng chống, khắc phục trước và sau mưa lũ của bà con NTTS trên địa bàn huyện Lộc Hà.

Toàn huyện Lộc Hà có 598 ha diện tích NTTS, trong đó: diện tích nuôi tôm 97 ha, số lượng giống 33 triệu con; cua 26,5 ha; cá 1,5 ha; ngao 190 ha; các đối tượng nước ngọt 160 ha. Trước mùa mưa bão, huyện Lộc Hà đã chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, trong đó đặc biệt chú trọng đến thủy sản nuôi...

Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Duyên, cán bộ Phòng NN&PTNT huyện, cho biết: Đối với ao, đầm NTTS, ngay từ đầu mùa mưa, huyện đã khuyến cáo bà con thực hiện xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; đồng thời tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Đồng thời, ngay trước khi mưa lũ về, những hồ nuôi đạt kích cỡ thương phẩm thì khẩn trương thu hoạch. Những ao đối tượng nuôi còn nhỏ, các hộ nuôi thường xuyên kiểm tra, gia cố bờ ao chắc chắn, đủ khả năng chống chịu khi mưa lũ lớn. Chủ động đặt ống xả tràn để thoát nước khi mưa lũ kéo dài và khi mực nước trong ao quá lớn; nạo vét, khơi thống cống, rãnh, kênh mương đảm bảo thoát nước tốt khi xảy ra mưa lũ.

Lộc Hà sẵn sàng phương án “chạy” mưa lũ cho thủy sản nuôi

Một hộ nuôi tại xã Hộ Độ đang kiểm tra lại bờ ao, và độ pH nước để tiến hành các biện pháp phòng, chống, khắc phục sau mưa lũ.

Ghi nhận tại các vùng nuôi, hầu hết cơ sở nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Lộc Hà đều chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất, hoá chất, nguyên nhiên vật liệu để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ, cống khi có tình huống xấu xảy ra. Nhiều hộ cẩn thận hơn còn đặt lưới chắn xung quanh bờ nhằm giảm thất thoát gây thiệt hại khi mưa lũ kéo dài.

Bên cạnh đó, cán bộ chuyện môn của huyện, xã còn khuyến cáo bà con, trong trường hợp mưa lớn, cần bổ sung vitamin C, chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; tăng cường chăm sóc, quản lý ao nuôi, kiểm tra thường xuyên các yếu tố môi trường, sức khỏe thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời... Khi mưa lớn kéo dài, nước ao nuôi bị đục, pH bị giảm đột ngột, bà con kịp thời rải vôi xung quanh bờ ao (khoảng 10kg/100 m2), kết hợp bón vôi cho ao, đầm nuôi để ổn định pH nước và làm giảm độ đục của nước ao...

Còn đối với số lồng, bè NTTS và diện tích nuôi ngao, nghêu bãi triều ven biển, bà con được khuyến cáo, thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nơi đặt lồng, bè nuôi, đảm bảo nằm trong ngưỡng cho phép; chủ động phương án di chuyển lồng, bè khi có mưa bão lớn xảy ra.

Lộc Hà sẵn sàng phương án “chạy” mưa lũ cho thủy sản nuôi

Bà con NTTS khẩn trương chạy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước ngay khi mưa lớn để tránh tôm chết.

Nhờ tuân thủ đầy đủ các giải pháp phòng tránh nên trận mưa lũ lớn vừa qua, hầu hết các hộ nuôi đã tránh được thiệt hại không đáng có. Tại các vùng NTTS lớn của huyện Lộc Hà, như Thạch Bằng, Thạch Châu, Thịnh Lộc... dù mưa lũ lớn liên tục trong nhiều ngày nhưng nhìn chung hầu hết diện tích nuôi của bà con vẫn an toàn. Toàn huyện chỉ hư hỏng 5 bè nuôi cá nước ngọt ở xã Ích Hậu và 0,2 ha tôm ở một số vùng nuôi khác.

Chị Nguyễn Thị Hòa, một hộ nuôi ở xã Hộ Độ cho biết: HTX Nuôi trồng thủy sản Hà Voọc, xã Hộ Độ có trên 30 ha diện tích nuôi tôm, cua… Nếu không thực hiện đúng khuyến cáo về các biện pháp phòng, chống của huyện, của xã ngay từ đầu vụ thì gặp mưa lớn thế này, chắc diện tích nuôi của gia đình chị và bà con nuôi thủy sản ở đây đã không tránh được thiệt hại...

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.