Malaysia tiếp nhận trở lại lao động Việt Nam

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết: Bộ Ngoại giao Malaysia vừa có thông báo chính thức về việc Chính phủ nước này quyết định cho phép tuyển dụng trở lại lao động nước ngoài vào làm việc, trong đó có Việt Nam, cho ba lĩnh vực: Sản xuất, xây dựng và trồng trọt.

Trên cơ sở quyết định trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước đang hướng dẫn các doanh nghiệp dịch vụ tiếp tục xúc tiến, khai thác các hợp đồng cung ứng lao động có điều kiện làm việc và tiền lương tốt cho thị trường này.

malaysia tiep nhan tro lai lao dong viet nam

Malaysia sẽ tiếp nhận trở lại LĐ nước ngoài, trong đó có LĐVN

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Malaysia từ tháng 4.2002. Đến nay, có khoảng 60.000 lao động Việt Nam (LĐVN) đang làm việc tại Malaysia. Với chi phí đi làm việc tại Malaysia thấp (khoảng 1.000-1.200 USD), yêu cầu về trình độ tay nghề và ngoại ngữ không cao, Malaysia được xem là thị trường lao động phù hợp với phần đông LĐVN, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn, miền núi, dân tộc thiểu số.

LĐVN đi làm việc tại Malaysia làm việc trong tất cả các ngành nghề, trừ lĩnh vực bảo vệ. Trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, LĐVN chủ yếu làm những việc như: Điện tử, cơ khí, chế biến thủy hải sản và gỗ nội thất. Trong lĩnh vực dịch vụ, LĐVN có thể làm giúp việc gia đình, dịch vụ phòng khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ nhà hàng ăn uống, và thậm chí chế tác vàng.

Đặc biệt, lao động nữ Việt Nam được rất nhiều chủ sử dụng Malaysia tuyển dụng vào làm việc trong lĩnh vực dệt may. Ngoài ra, LĐVN cũng tham gia làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, trang trại. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng 7.000 LĐVN đi làm việc tại Malaysia.

Tuy nhiên, từ tháng 2.2016, Chính phủ Malaysia đưa ra chủ trương tạm dừng tuyển chọn mới lao động nước ngoài, trong đó có LĐVN vào Malaysia làm việc trong các ngành nghề nhằm rà soát lại tình hình lao động nước ngoài làm việc. Đây là nguyên nhân làm chững lại hoạt động đưa LĐVN đi làm việc tại Malaysia trong những tháng vừa qua. Theo đó, 8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam chỉ đưa được 1.762 LĐVN sang làm việc tại Malaysia.

Theo LĐTĐ

Chủ đề Lao động việc làm

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.