(Baohatinh.vn) - Tham dự Cuộc thi Hoa hậu Áo dài Việt Nam 2022, Phan Thị Việt Ngọc - cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua nhiều cô gái, lọt vào top 5. Đặc biệt, cô gây ấn tượng ở màn ứng xử chung cuộc.
Video: Phần ứng xử ấn tượng của thí sinh Phan Thị Việt Ngọc, top 5 Hoa hậu Áo dài Việt Nam 2022.
“Hoa hậu Áo dài Việt Nam” là cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình cấp phép, chính thức khởi động từ ngày 3/7/2022. Đêm chung kết cuộc thi vừa diễn ra vào tối 28/7/2022, với ngôi vị hoa hậu thuộc về Dương Yến Ly (SN 1999) đến từ tỉnh Tuyên Quang.
Đây là cuộc thi được tổ chức nhằm tôn vinh và quảng bá vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam qua tà áo dài và những di sản văn hóa khắp mọi miền Tổ quốc Việt Nam.
Dù lần đầu tiên tham gia một cuộc thi sắc đẹp nhưng thí sinh Phan Thị Việt Ngọc đến từ Hà Tĩnh, hiện đang là sinh viên khoa Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội đã xuất sắc vượt qua 29 thí sinh để được xướng tên vào top 5 chung cuộc. Ở phần thi ứng xử top 5, Việt Ngọc nhận được câu hỏi từ giám khảo diễn viên, siêu mẫu Dương Yến Ngọc: “Có ý kiến cho rằng, những người phụ nữ đẹp chỉ như hoa dâm bụt: có sắc mà không có hương. Bạn suy nghĩ như thế nào về điều này?”.
Khoảnh khắc hạnh phúc của Phan Thị Việt Ngọc khi được xướng tên vào top 5 Hoa hậu Áo dài Việt Nam. Ảnh: NVCC.
Phan Thị Việt Ngọc trả lời: Mỗi người sinh ra trên cuộc đời này, hãy sống làm sao để mình không thể trở thành một hạt cát vô danh mà hãy khắc tên mình vào trái tim những người khác. Một người phụ nữ đẹp vừa có tâm, vừa có tài, vừa có sắc thì sẽ khắc được tên mình lên được trái tim của những người khác. Và mỗi người phụ nữ muốn đẹp, hãy trau dồi cái tâm của mình, từ đó làm đẹp diện mạo thì sẽ trở thành một người phụ nữ toàn diện. Quý vị, những người phụ nữ chúng ta hãy cố gắng “đẹp hơn” để khắc tên mình vào trái tim người khác làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa hơn.
Phan Thị Việt Ngọc tự tin làm chủ sân khấu ở màn ứng xử.
Câu trả lời của Phan Thị Việt Ngọc được khán giả tại khán phòng cổ vũ nhiệt tình. Đây cũng là màn ứng xử được đánh giá hay nhất trong top 5.
Việt Ngọc cho biết: “Lần đầu tham dự một cuộc thi hoa hậu nên em còn bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm. Em sẽ cố gắng trau dồi, rèn luyện về tri thức và hình thể để có thể tham dự và đạt thành tích tốt hơn ở một cuộc thi sắc đẹp trong tương lai”.
Việt Ngọc có số đo hình thể ở thời điểm hiện tại: cao 1,68m, số đo 3 vòng: 78-65-85.
Hoa hậu Áo dài Việt Nam Dương Yến Ly (ở giữa) và 2 Á hậu cuộc thi "Hoa hậu Áo dài Việt Nam 2022". Ảnh: Internet.
Chung kết Cuộc thi Hoa hậu Áo dài Việt Nam năm 2022 vừa diễn ra tại Quảng Bình vào tối ngày 28/7 với danh hiệu cao nhất thuộc về người đẹp Dương Yến Ly (SN 1999) đến từ tỉnh Tuyên Quang. Á hậu 1 thuộc về Nguyễn Thị Thuận (Thái Nguyên); người đẹp Phan Ngọc Khánh (Hà Nội) giành giải Á hậu 2. Hai thí sinh còn lại trong top 5 là: Phan Thị Việt Ngọc (Hà Tĩnh) và Trần Trang Anh (Hà Nội).
Các thí sinh vào Top 5 cuộc thi sẽ được tham gia một khóa rèn luyện kỹ năng tại Hàn Quốc trong vòng 3 tháng và tham gia các sự kiện quảng bá áo dài tại một số nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu Âu...
Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Hôm nay, trong những ngày đầu năm mới đầy khí thế, Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên Báo Hà Tĩnh lại được hội ngộ những người “gieo hạt” trên “cánh đồng xa” của mình trong tình cảm vô cùng thiết tha, trìu mến.
Bên cạnh du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, năm 2025, loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn cũng là một trong những mũi nhọn của du lịch Hà Tĩnh.
Đêm nhạc là lời tri ân của quê hương Hà Tĩnh dành cho nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, người đương thời sâu nặng nghĩa tình với mảnh đất, con người núi Hồng, sông La.
Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã khép lại nhưng dư âm về tài năng, nhân cách của Đại danh y vẫn lan tỏa mãi trong lòng người dân Hà Tĩnh và muôn phương.
Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã tái hiện chân thực, xúc động chân dung cao đẹp về Đại danh y của dân tộc.
Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Phát huy giá trị di sản Hải Thượng Lãn Ông nói riêng, các giá trị di sản văn hóa nói chung, Hà Tĩnh luôn ưu tiên nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để đưa văn hóa phát triển toàn diện, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực to lớn trên hành trình phát triển bền vững.
Đến thắp hương tại khu mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), người dân và du khách gần xa thành kính tri ân công lao to lớn của Đại danh y đối nền y học, văn học nước nhà.
Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Du khách và người dân Hà Tĩnh có cơ hội hiểu hơn về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thông qua các hình ảnh, tư liệu tại 2 cuộc triển lãm, trưng bày di sản của Đại danh y.
Với Hải Thượng y tông tâm lĩnh, Lê Hữu Trác đã góp phần quan trọng trong khơi nguồn cảm hứng, khởi tạo, kích hoạt, kết nối mối quan hệ, giao lưu văn hóa nói chung, y học cổ truyền nói riêng giữa Việt Nam với không chỉ Trung Quốc và các nước Đông Á mà còn với nhiều quốc gia khác.
Chuyên đề “Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - cuộc đời và sự nghiệp” được tổ chức trưng bày tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm góp phần tôn vinh cống hiến to lớn của ông với nền y học, văn học nước nhà và thế giới.
Bộ mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh là bộ mộc bản gốc, duy nhất khắc lại đầy đủ bộ sách thuốc Y tông tâm lĩnh của Đại danh y Lê Hữu Trác.
Mỗi em một thành tích nổi bật trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh và chinh phục IELTS, Thái Doãn Hoàng Quân và Nguyễn Hữu Long đã góp phần làm rạng danh ngôi trường làng THPT Lê Quý Đôn (Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Những hình ảnh, tư liệu được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh giúp khán giả hiểu sâu hơn về di sản quý giá của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác để lại cho hậu thế.
Thung lũng Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh) xuất hiện từ kỳ Đại Tân Sinh, trải qua nhiều lần biến động của địa chất, hình thái ấy vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.
Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn) là thành quả lớn, thể hiện nỗ lực cao của các bộ, ngành và Đảng bộ, Nhân dân Hà Tĩnh, trong đó có những người hết lòng tâm huyết như GS.TS. Thiếu tướng Lê Năm - nguyên Giám đốc Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác.
Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã được các đơn vị phụ trách triển khai đúng tiến độ, sẵn sàng cho sự kiện.
Chào đón Giáng sinh, bà con xóm đạo toàn tòng Nam Thành, xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã ra quân chỉnh trang các tuyến đường, chăm sóc vườn tược, quyết tâm về đích khu dân cư NTM kiểu mẫu vào năm 2025.
Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Di tích nhà thờ Võ Đức Vọng, Võ Đức Ngao ở xã Trung Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) là nơi con cháu phụng thờ, ghi nhớ công đức của tổ tiên và 2 vị tôn thần trong dòng họ.
Bố qua đời vì bạo bệnh, mẹ thường xuyên đau ốm nhưng em Lê Thị Thanh Huyền - lớp 12H Trường THPT Lê Hữu Trác (Hương Sơn – Hà Tĩnh) luôn nỗ lực giành thành tích cao trong học tập.
Các tham luận tại hội thảo do Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều (Hà Tĩnh) tổ chức đã cho thấy nhiều giá trị mới về tác phẩm văn học kinh điển.
Hàng trăm bức ảnh, tư liệu tại triển lãm kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sẽ giúp người dân Hà Tĩnh và du khách hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Đại danh y.