Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

(Baohatinh.vn) - Những ngày cuối năm Quý Mão, phụ nữ làng biển ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lại tất bật đi đục hàu, cào ốc sắt... trên những bãi bồi, mõm đá lô nhô. Họ miệt mài tìm kiếm “lộc biển” để có một cái tết đủ đầy, ấm áp hơn.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Khoảng 14h chiều, khi thủy triều rút, những người phụ nữ ở làng biển Cẩm Nhượng, Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) lại cần mẫn men theo các bãi đá và bãi bồi quanh chân cầu Cửa Nhượng để đục hàu, cào ốc sắt. Công việc này tuy vất vả nhưng bù lại mang về nguồn thu nhập khá nên ai cũng miệt mài, nhất là những ngày cuối năm âm lịch này.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Chị Nguyễn Thị Liên (SN 1975, trú thôn Liên Thành, xã Cẩm Nhượng) chia sẻ: Công việc đẽo đá đục hàu kéo dài quanh năm, tuy nhiên, vào dịp cuối năm thường hối hả hơn với chúng tôi. Bởi, đây là thời điểm giáp tết, chị em ai cũng muốn có thêm thu nhập nên chịu khó đi sớm và về muộn hơn ngày thường để khai thác được nhiều "lộc biển".

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Cũng theo chị Liên, nơi chị sinh sống không có đất nông nghiệp để canh tác, kinh tế phụ thuộc vào biển để mưu sinh. Đàn ông đi biển đánh cá, phụ nữ ngoài thời gian đi chợ bán cá còn mang theo dụng cụ để cào ốc, đục hàu, bắt hải sản... kiếm thêm thu nhập.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Chị Liên phấn khởi nói: "Sau hơn 4 tiếng cần mẫn bên những mõm đá, tôi đục được hơn 20 kg hàu đá, bán hơn 250 nghìn đồng. Thành quả lao động hôm nay giúp tôi có thêm nguồn thu trang trải dịp tết. Hy vọng những ngày tới thời tiết thuận lợi để bà con miền biển chúng tôi có thể khai thác được nhiều hàu, ốc hơn".

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Hàu thường bám trên nhưng mõm đá, chân cầu. Khi nước rút, chị em phụ nữ ven biển ở Cẩm Xuyên lại rủ nhau ra chân cầu Cửa Nhượng để đục hàu.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Cách đó không xa, bà Nguyễn Thị Băng (SN 1960, ở thôn 2, xã Cẩm Lĩnh) cũng đang cạy từng con hàu trên các phiến đá trôi dạt trên mặt cát. Mỗi một con hàu bật ra khỏi đá, bà Băng lại khấp khởi một niềm vui khó tả. Gần 20 năm qua, dù đông giá hay nắng gắt, bà Băng luôn cố gắng bám trụ với nghề để có đồng ra đồng vào.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Tuổi đã cao, cộng thêm trời lạnh hanh hao những ngày cuối năm khiến công việc của bà Băng thêm phần cực nhọc. Bà Băng tâm sự: Cuộc sống gắn liền với biển nên dù mưa, lạnh giá, chúng tôi cũng không bỏ công việc của mình, nhất là mùa tết. Nhờ công việc này, trung bình tôi kiếm được từ 100 - 200 nghìn đồng/ngày, nuôi dạy các con ăn học trưởng thành.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Ngoài đục hàu, nhiều phụ nữ miền biển Cẩm Xuyên còn rủ nhau đi cào ốc sắt. Công việc này đòi hỏi người làm phải có sức khỏe tốt vì phải di chuyển nhiều, kéo nặng, chịu đựng thời tiết khắc nghiệt trong thời gian dài.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Chị Hoàng Thị Tuyền (thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng) chia sẻ: Nghề cào ốc sắt thường đi theo con nước, thủy triều rút lúc nào thì đi lúc đó. Vào mùa đông thì rét buốt, mùa hè thì nắng gắt, nhiều lúc muốn nghỉ, nhưng nếu không làm thì nhà 5 miệng ăn không biết trông vào đâu. Hơn nữa, tết đang đến gần nên chị em chúng tôi ai cũng bảo nhau cố gắng để có một cái tết ấm hơn.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Thành quả sau một buổi chiều ngâm mình dưới nước cào ốc của chị Tuyền là những chiếc bì đựng đầy ốc sắt. Chị Tuyền cho biết: Mấy hôm nay thời tiết thuận lợi nên ngày nào tôi cũng thu được từ 50 - 60 kg ốc sắt. Loại ốc này được các hộ nuôi tôm mua về xay nhuyễn làm thức ăn cho tôm với giá 4 nghìn đồng/kg.

Miệt mài mưu sinh nơi cửa biển

Cũng như những người lao động khác, những ngày cận tết, phụ nữ miền biển Cẩm Xuyên lại tất tả mưu sinh. Với họ, những giỏ hàu, ốc... chính là động lực để nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Cũng chính vì lẽ đó mà bà con nơi đây luôn mong mưa thuận gió hòa, “lộc biển” ngày càng nhiều để cuộc sống bớt nhọc nhằn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống