Một cửa nhưng... nhiều khóa?!

(Baohatinh.vn) - Vừa rồi, tôi có công việc phải đến phòng giao dịch một cửa của một đơn vị cấp huyện...

Sau khi xem xét hồ sơ, cán bộ ở đây cập nhật thông tin vào máy tính rồi in cho tôi tờ giấy hẹn, còn cẩn thận dặn thêm: “Hôm sau, theo ngày hẹn, bác nhớ mang giấy này đến nhận nhé!”.

mot cua nhung nhieu khoa

Ảnh minh họa từ internet

Tôi ra về với tâm trạng phấn khởi, nghĩ rằng, việc thực hiện cải cách hành chính thật tiện lợi cho người dân, không phải như trước, muốn xin giấy tờ gì phải đi năm lần bảy lượt, lần thì “bận họp”, lần thì “đi vắng”, bây giờ, ngày nào cũng có người trực.

Theo giấy hẹn, 10 ngày sau, tôi đến lấy kết quả, thế nhưng, chưa được, cán bộ trực hướng dẫn tôi về bổ sung hồ sơ thêm giấy X., rồi lại hẹn 10 ngày nữa tới lấy kết quả!

Tương tự như vậy, khi đi làm thủ tục cho con tại phòng giao dịch một cửa ở huyện Y., tôi cũng lường trước rằng, hồ sơ ấy khi cấp trên xét duyệt cũng còn thiếu giấy X., nên đã chủ động đến bổ sung hồ sơ. Tôi đinh ninh lần này thì hồ sơ ở huyện Y. sẽ đầy đủ, không bị trả về và phải mất công đợi thêm hơn 10 ngày nữa. Không ngờ, đúng hẹn, hồ sơ còn thiếu giấy S…

Cả 2 phòng giao dịch một cửa của cấp huyện đều xử lý hồ sơ cho người dân như vậy, bất giác, tôi chợt nghĩ đến câu khẩu hiệu được đưa ra những năm 1960 “sản xuất là khóa, văn hóa là chìa”, ý muốn nhắc nhở mọi người muốn sản xuất phát triển thì phải nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động. Từ đó, chúng tôi thấy, để xử lý hồ sơ cho nhân dân ở phòng giao dịch một cửa chính xác, giảm sự phiền hà cho nhân dân, không phải chờ đợi lâu ngày và đi lại nhiều lần, cần bố trí cán bộ trực có trình độ, năng lực để thẩm định hồ sơ, tránh bị nhân dân phàn nàn “một cửa nhưng nhiều khóa” hay “một cửa nhưng phải có chìa để mở”!

Bên cạnh đó, lãnh đạo các phòng khi duyệt hồ sơ cần thống kê số lượng hồ sơ bị trả của các cán bộ tiếp nhận, từ đó, phê bình, nhắc nhở và xem xét việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, viên chức.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.