Một số bài thuốc đông y dùng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 triệu chứng nhẹ

Bộ Y tế vừa ra Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng chống dịch COVID-19; trong đó có các bài thuốc cho đối tượng mắc COVID-19 triệu chứng nhẹ.

Một số bài thuốc đông y dùng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 triệu chứng nhẹ

Điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: TTXVN

Theo Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế mới ban hành, với các bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ nhẹ có thể sử dụng các bài thuốc như dưới đây để hỗ trợ điều trị.

Theo Y học cổ truyền, các F0 mức độ nhẹ chủ yếu là lúc ôn dịch mới bắt đầu xâm phạm vào phế vệ, biểu hiện không rõ ràng các chứng trạng của hàn, nhiệt, thấp. Bệnh nhân cũng thận trọng khi dùng các thuốc quá khổ hàn và ôn táo dễ gây tổn thương đến chính khí làm bệnh nặng hơn.

Nhóm này được chia ra làm hai thể cơ bản:

Thể hàn thấp: Có triệu chứng lâm sàng như: Sốt, sợ lạnh, người mệt, toàn thân mỏi đau, ho, khạc đờm, ngực bức khó chịu, không muốn ăn, buồn nôn, nôn, đại tiện dính nhớt không thông. Chất lưỡi bệu nhạt có hằn răng hoặc hồng nhạt, rêu trắng dày bẩn nhớt hoặc trắng nhớt, mạch khẩn, nhu hoặc hoạt.

Phương pháp điều trị là: Hóa thấp thấu tà, ôn phế chỉ khái.

Các bài thuốc tham khảo:

Bài thuốc số 1: Sâm tô ẩm

Thành phần: Nhân sâm; Tô diệp; Cát căn; Tiền hồ; Bán hạ chế; Bạch linh; Trần bì; Cam thảo; Cát cánh; Chỉ xác Mộc hương

Cách dùng, liều dùng:

Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. Nếu không có Nhân sâm có thể thay thế bằng Đảng sâm với liều tương đương.

Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng bột: Mỗi lần dùng 12-15g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.

Bài thuốc số 2: Hoắc hương chính khí tán

Thành phần: Hoắc hương 12g; Cát cánh 4- 8g; Bạch linh 12- 16g; Hậu phác 4- 8g; Tử tô 8- 12g; Bạch truật 8- 12g; Bán hạ 12g; Bạch chỉ 4-8g; Đại phúc bì 8-12g; Trần bì 6-12g; Cam thảo 4g.

Cách dùng, liều dùng: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.

Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang, sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng bột: Mỗi lần dùng 8-12g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng cao lỏng: Dùng liều tương đương với 1 thang sắc, uống nóng.

Bài thuốc số 3: Nhân sâm bại độc tán gia giảm.

Thành phần: Sài hồ 12g; Bạch linh 12g; Nhân sâm 12g; Tiền hồ 12g;

Cát cánh 12g; Xuyên khung 12g; Chỉ xác 12g; Khương hoạt12g; Độc hoạt 12g; Cam thảo 12g.

Cách dùng, liều dùng: Bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.

Dạng thuốc sắc: Khi sắc cần lưu ý đặc điểm của mỗi vị thuốc để đảm bảo hiệu quả. Sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia đều 2 lần sau ăn.

Dạng bột: Mỗi lần uống 8g, hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, thêm 2-3 lát gừng tươi và 2-3 lá bạc hà tươi. Mỗi ngày uống 2 lần.

Thể thấp nhiệt:

Triệu chứng lâm sàng của thể này là: Sốt nhẹ hoặc không sốt, hơi sợ lạnh, mệt mỏi, đầu thân nặng nề, cơ bắp đau mỏi, ho khan đờm ít, nuốt đau, khô miệng không muốn uống nhiều nước, hoặc kèm theo tức ngực bụng trướng, không ra mồ hôi hoặc mồ hôi ra không thông sướng, hoặc buồn nôn không muốn ăn, đại tiện nát hoặc dính nhớp khó đi. Chất lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng dày, nhờn hoặc vàng mỏng, mạch hoạt sác hoặc nhu.

Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt khứ thấp, tuyên phế bình suyễn. Có thể áp dụng các bài thuốc tham khảo sau:

Bài 1: Ngân kiều tán

Thành phần: Liên kiều (12g; Cát cánh 8g; Trúc diệp 5g; Kinh giới 5g; Đậu xị 6g; Ngưu bàng tử 8g; Kim ngân hoa 12g; Bạc hà 8g; Cam thảo 8g.

Các dùng, liều dùng: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.

Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang, sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng bột: Mỗi lần dùng 20-24g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng cao lỏng: Dùng liều tương đương với 1 thang sắc, uống nóng.

Bài thuốc số 2: Tang cúc ẩm

Thành phần: Tang diệp 8-12g; Cúc hoa 4-8g; Hạnh nhân 12g; Liên kiều 8- 16g; Cát cánh 4- 12g; Lô căn 12g; Bạc hà 4- 8g; Cam thảo 4- 6g.

Các sử dụng: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.

Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang, sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng bột: Mỗi lần dùng 10-12g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng cao lỏng: Dùng liều tương đương với 1 thang sắc, uống nóng.

Bài thuốc số 3: Thanh ôn bại độc ẩm

Thành phần: Sinh thạch cao 4- 8g; Thuỷ ngưu giác 12-20g; Sinh địa 0,6- 1g;

Hoàng liên 10- 16g; các vị: Xích thược; Chi tử; Cát cánh; Huyền sâm; Liên kiều; Hoàng cầm; Tri mẫu; Đan bì; Trúc diệp; Cam thảo tuỳ triệu chứng để sử dụng.

Cách dùng, liều dùng: Thạch cao sắc kỹ trước, sau đó cho các vị còn lại vào trừ sừng trâu (Thủy ngưu giác). Ngày 1 thang sắc lấy 300ml chia hai lần sau ăn sáng chiều, lấy sừng trâu mài thành nước hoà vào rồi uống.

Theo Baotintuc

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?
Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Từ đầu năm đến nay, trên thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng đáng kể. Tại Hà Tĩnh, số ca bệnh cũng có xu hướng tăng nhẹ và lây nhiễm trong cộng đồng.
Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

BVĐK Hà Tĩnh liên tục tiếp nhận các ca biến chứng nghiêm trọng do tiêm, chuyền tại cơ sở chữa bệnh “chui”. Thực trạng này cảnh báo tình trạng tùy tiện trong chữa bệnh, đẩy nhiều người vào cảnh tiền mất, tật mang.