Một xã miền núi ở Vũ Quang có 90 mô hình cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên

(Baohatinh.vn) - Phát triển kinh tế vườn đồi là một trong những mũi đột phá của xã Hương Minh (Vũ Quang - Hà Tĩnh) nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là chú trọng phát triển kinh tế vườn đồi, những năm gần đây, đời sống của người dân xã Hương Minh đã được cải thiện đáng kể, nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên trở thành hộ khá, giàu ngay trên quê hương.

Một xã miền núi ở Vũ Quang có 90 mô hình cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên

Ông Nguyễn Đình Ninh (thôn Đồng Minh) - một trong những hộ tiên phong tham gia phát triển kinh tế vườn đồi ở xã Hương Minh.

Là một trong những hộ gia đình tiên phong tham gia phát triển kinh tế vườn đồi, gia đình ông Nguyễn Đình Ninh (thôn Đồng Minh) có hơn 4 ha đất áp dụng theo mô hình VAC. Hiện, trang trại của ông thường xuyên nuôi 100 con lợn thịt/lứa, hơn 2 ha cam và hơn 2 ha mặt nước nuôi cá; tổng thu nhập đạt hàng trăm triệu đồng/năm.

Một xã miền núi ở Vũ Quang có 90 mô hình cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên

Mô hình kinh tế của ông Ninh hiện cho thu nhập cao, giúp gia đình ổn định cuộc sống.

Ngoài ra, gia đình ông Ninh còn trồng gần 20 ha rừng keo nguyên liệu và khoanh nuôi tái sinh cho thu nhập từ 150 - 170 triệu đồng/chu kỳ khai thác. Ông Ninh cho biết: “Đất đai ở đây phù hợp với cây công nghiệp như keo, các loại cây ăn quả có múi như cam, bưởi… nên cây phát triển tốt, cho lợi nhuận cao. Bởi vậy, khi được sự định hướng, đồng hành của chính quyền địa phương, gia đình đã áp dụng vào sản xuất. Qua thời gian chăm sóc, đến nay, mô hình đã thành công, ngoài nâng cao thu nhập cho gia đình còn góp phần thay đổi diện mạo quê hương".

Không chỉ gia đình ông Ninh mà nhiều hộ dân khác trên địa bàn xã Hương Minh cũng đang khai thác hiệu quả thế mạnh kinh tế vườn đồi. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Hoan (thôn Đồng Minh) trồng hơn 2 ha cam; gia đình chị Nguyễn Thị Hoài (thôn Hợp Lợi) trồng hơn 1 ha cam; gia đình ông Trần Quốc Lâm (thôn Hợp Lý) chăn nuôi hơn 1.000 con lợn thịt/lứa...

Một xã miền núi ở Vũ Quang có 90 mô hình cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên

Chị Nguyễn Thị Hoài (thôn Hợp Lợi) đang chăm sóc hơn 1 ha cam của gia đình.

Với hơn 1 ha cam, mỗi năm, gia đình chị Nguyễn Thị Hoài (thôn Hợp Lợi, xã Hương Minh) thu về hơn 150 triệu đồng nhờ việc xuất bán quả; cuộc sống gia đình nhờ đó cũng đỡ vất vả hơn. Chị Hoài cho biết: “Năm 2015, được sự hướng dẫn của địa phương, gia đình đã đầu tư gần 50 triệu đồng thuê máy móc cải tạo hơn 1 ha đất đồi để trồng cam. Đất không phụ công người, đến nay, mô hình của gia đình đã cho thu nhập ổn định”.

Cũng theo chị Hoài, nếu không nhận được sự đồng hành của địa phương và táo bạo làm kinh tế thì diện tích đất đồi của gia đình chị đến nay vẫn chưa thể “cho vàng”, kinh tế gia đình eo hẹp, điều kiện nuôi dạy các con ăn học vì thế cũng sẽ khó khăn hơn nhiều.

Một xã miền núi ở Vũ Quang có 90 mô hình cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên

Hương Minh xác định kinh tế vườn đồi là một thế mạnh, là “đòn bẩy” để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Là xã miền núi có diện tích hơn 38 km2 nên Hương Minh xác định kinh tế vườn đồi là một thế mạnh, “đòn bẩy” để thúc đẩy phát triển kinh tế. Những năm qua, chính quyền địa phương đã xây dựng nhiều đề án, chủ trương và ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế vườn đồi.

Sau khi chủ trương được tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân, cộng với sự tạo điều kiện tối đa của địa phương, người dân đã có thêm động lực và niềm tin để phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng. Với những hộ có diện tích đất rừng, bà con còn làm tốt công tác bảo vệ rừng tự nhiên, khoanh nuôi rừng tái sinh...

Một xã miền núi ở Vũ Quang có 90 mô hình cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên

Xã Hương Minh hiện có 90 mô hình trồng trọt, chăn nuôi cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

Tính đến nay, trên địa bàn xã có 90 mô hình trồng trọt, chăn nuôi cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên, phân bố rộng khắp trên địa bàn các thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm cho nhiều lao động; đồng thời, giúp xã “yên tâm” hoàn thiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.

Ông Đoàn Ngọc Lương - Chủ tịch UBND xã Hương Minh cho biết: “Phát triển kinh tế ở vùng miền núi là một trong những chủ trương lớn của Đảng ta. Nắm bắt chủ trương này, trong những năm qua, chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân phát triển kinh tế vườn đồi, như: hỗ trợ vay vốn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật, đưa các bộ giống năng suất cao vào sản xuất... Nhờ biết áp dụng mà nhiều mô hình đã cho lợi nhuận cao, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng của địa phương, mở ra hướng làm giàu cho người dân, giúp Hương Minh sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.