Mưa lũ tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh khiến 8 người thiệt mạng

Tính đến 17 giờ 30 phút ngày 2/10, mưa lũ tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm 8 người chết; 26 ngôi nhà bị thiệt hại trên 70%; 143 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 55 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở...

Mưa lũ tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh khiến 8 người thiệt mạng

Trên toàn địa bàn huyện Kỳ Sơn, Nghệ An, có 21 nhà của các giáo viên bị lũ cuốn trôi một phần hoặc hoàn toàn, đồ đạc, bị sập nhà ở. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai và phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại các địa phương, tính đến 17 giờ 30 phút ngày 2/10, mưa lũ tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm 8 người chết (Nghệ An, Hà Tĩnh).

Mưa lũ làm 26 ngôi nhà bị thiệt hại trên 70%; 143 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 55 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; hơn 2.000 hộ phải di dời; 14.033 nhà bị ngập (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa), hiện nước đang rút chậm.

Mưa lũ cũng làm 11.435 ha lúa, hoa màu; hơn 3.800 ha cây công nghiệp, ăn quả, hằng năm, lâu năm; gần 135 ha rừng; trên 9.000 ha ao hồ; hơn 710 tấn muối bị thiệt hại; 155.340 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 127 điểm trường bị ảnh hưởng, 4 phòng họp bị tốc mái; 9.150 m kênh mương; 26 đập loại nhỏ bị hư hỏng; 82 cầu, cống bị hư hỏng; 1.550 m bờ sông bị sạt lở; trên 75.800 m3 đất đá sạt lở ; 112 cầu, cống bị hư hỏng; 29 vị trí bị ngập; 100 vị trí bị sạt lở; 51 cột điện, trên 5.500m tường rào bị đổ…

Riêng tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đây là khu vực bị thiệt hại rất nặng bởi mưa lũ, tính đến 17 giờ 30 phút ngày 2/10, khu vực này có 14 nhà bị cuốn trôi (xã Tà Cạ, thị trấn Mường Xén); 85 nhà ngập tại xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén; ngập các cơ quan Nhà nước tại Khối 1, thị trấn Mường Xén. Hiện nay nước đã rút, còn lại bùn, đất bồi lấp; 19 nhà bị sạt lở, trong đó có 3 nhà kiên cố bị sạt lở hoàn toàn (tại bản Cánh, Sơn Hà); sập hoàn toàn nhà làm việc của Công an xã Tà Cạ.

Nhiều đoạn tại tuyến đường Mường Xén đi Tây Sơn (trong đó 4 điểm sạt lở rất nặng), làm hư hỏng cầu vòm sắt Hòa Sơn, xã Tà Cạ. Giao thông vào xã Tà Cạ và Tây Sơn bị ách tắc hoàn toàn; sạt lở taluy dương tuyến quốc lộ 7 tại xã Tà Cạ, các phương tiện hiện không qua lại được; sạt lở trên 10 điểm tuyến quốc lộ 7 trên địa bàn xã Nậm Cắn.

Ngoài ra, mưa lũ làm cô lập 2 xã Tây Sơn và Tà Cạ, trong đó bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (236 hộ và 966 nhân khẩu) và bản Sơn Hà, xã Tà Cạ bị cô lập hoàn toàn chưa thể tiếp cận được; 2 ôtô bị cuốn trôi (hiện đã vớt được 1 chiếc); 10 ôtô bị ngập.

Để tiếp tục ứng phó với mưa lũ trong thời gian tới, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố đặc biệt là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thực hiện nghiêm các công điện số 875/CĐ-CP ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ và số 30/CĐ-QG ngày 29/9/2022 của Văn phòng Thường trực Quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Các tỉnh, thành phố thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại; huy động lực lượng kịp thời, khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão; dọn dẹp vệ sinh môi trường, đường phố, khôi phục hệ thống điện, thông tin, nước sạch sinh hoạt để nhanh chóng khôi phục hoạt động bảo đảm đời sống, sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ người dân, nhất là những hộ khó khăn sửa chữa lại nhà cửa bị sập đổ, tốc mái, hư hại; khắc phục nhanh các công trình công cộng (trường học, trạm y tế...) để bảo đảm điều kiện cho học sinh trở lại trường, nơi khám chữa bệnh cho người dân.

Các địa phương khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do bão, mưa lũ để bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, ổn định đời sống người dân thời gian tới; tiếp tục theo dõi chặt chẽ mưa lũ, tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động di dời, sơ tán dân cư, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; đồng thời, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu./.

Theo Thắng Trung (TTXVN/Vietnam+)

Đọc thêm

Các chính sách hỗ trợ nhà giáo từ 1/1/2026

Các chính sách hỗ trợ nhà giáo từ 1/1/2026

Chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng; phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, biệt phái… là ba trong số những chính sách hỗ trợ nhà giáo theo Luật Nhà giáo 2025.
Chuyện ông Công đi tìm mộ liệt sĩ

Chuyện ông Công đi tìm mộ liệt sĩ

Hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Phi Công (ở xã Cẩm Duệ, tỉnh Hà Tĩnh) đã phát tâm, tự nguyện đi tìm danh tính và hài cốt các liệt sĩ, với mong muốn xoa dịu nỗi đau với thân nhân các gia đình.
Lễ giỗ 21 liệt sĩ và 1 Mẹ Việt Nam anh hùng

Lễ giỗ 21 liệt sĩ và 1 Mẹ Việt Nam anh hùng

Như thường lệ, cứ đến ngày 26 -27/7 hàng năm, người dân thôn Quần Ngọc, xã Gia Hanh, tỉnh Hà Tĩnh lại tổ chức lễ giỗ tập thể cho 1 Mẹ Việt Nam Anh hùng và 21 liệt sĩ, những người con ưu tú của quê hương đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Soi mình vào nguồn cội

Soi mình vào nguồn cội

Tháng Bảy, trên khắp mỗi miền quê Hà Tĩnh, dòng chảy ký ức và lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh cho đất nước dường như lắng đọng hơn ở mỗi ngôi làng, góc phố. Điều đó càng làm cho sự tri ân của thế hệ hôm nay dành cho người có công thêm sâu sắc, ý nghĩa.
Giữa miền tưởng nhớ...

Giữa miền tưởng nhớ...

Chiến tranh đã lùi xa nhưng tại Hà Tĩnh vẫn còn đó những hành trình âm thầm đi tìm phần mộ liệt sĩ và vỡ òa cảm xúc khi được thắp nén hương đầu tiên...
Robot AutoGuide lần đầu xuất hiện tại Việt Nam: Bước ngoặt công nghệ trong điều trị động kinh

Robot AutoGuide lần đầu xuất hiện tại Việt Nam: Bước ngoặt công nghệ trong điều trị động kinh

Lần đầu tại Việt Nam, một ca động kinh kháng trị ở trẻ em được điều trị thành công bằng công nghệ robot định vị AutoGuide. Ca phẫu thuật do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TP.HCM) thực hiện đánh dấu bước đột phá trong điều trị bệnh lý thần kinh phức tạp, mở ra hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân động kinh tại Việt Nam.
Tháng Bảy trên những công trình tri ân

Tháng Bảy trên những công trình tri ân

Không chỉ là địa chỉ tri ân, những công trình tưởng niệm liệt sĩ tại Hà Tĩnh còn trở thành không gian giáo dục lịch sử, hun đúc tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.