Mùa nóng, nên ăn uống thế nào?

Cả nước đã vào thời điểm nóng nhất trong năm. Một số người bắt đầu thấy có các biểu hiện sức khỏe không ổn như ngứa, tiểu nóng, tiểu bí, mệt mỏi, có người còn như thấy bốc hỏa, mất tập trung.

Nóng quá làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với người sức khỏe kém. Vậy mùa hè nắng nóng nên bổ sung và ăn các món ăn thế nào để có thể có một cơ thể khỏe mạnh?

Nắng nóng cần bổ sung gì?

Tập trung vào các nhóm thực phẩm giúp tăng cường sự đề kháng và giấc ngủ: Nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: Rau dền, rau muống, bí... giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin, bổ sung chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa; cung cấp chất đạm và nhiều dưỡng chất quan trọng như kẽm, sắt, canxi... bằng các thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, sò, hàu, hến, đậu đỗ;

Tăng cường hệ miễn dịch, sự ngon miệng và giúp phát triển cơ xương bằng các thực phẩm như trái cây tươi, sữa chua, hành, tỏi, bông cải xanh, cà chua, rau gia vị (tía tô, kinh giới, thì là...); cung cấp vitamin C, carotene và muối khoáng bằng các loại trái cây và rau quả như dưa chuột, cà chua, rau diếp, đậu lăng...; giúp ổn định thần kinh giúp thư giãn và dễ ngủ bằng sữa, đặc biệt là các loại sữa giàu canxi, tryptophan, taurin.

Nên ăn gì cho mát?

Mùa hè rất thích hợp các món luộc: mướp luộc, lặc lè luộc, đậu bắp luộc, bí xanh đỏ. Rau dền, rau muống, mồng tơi, rau đay ăn thì thấy mát dễ chịu nhưng với người bụng khỏe (đủ nóng) thì tốt mà người hay lạnh bụng thì dễ phân nhão ướt. Mấy rau này nên nấu nhạt hay nấu với tôm khô, thịt băm, tamari hợp hơn là luộc.

Mùa nóng, nên ăn uống thế nào?

Mùa hè nên ăn nhiều đồ luộc, hạn chế đồ chiên rán, cay nóng.

Ăn rau sống: Các loại như ram sau, diếp cá, dưa chuột, xoài xanh, khế rất hợp, thêm chút rau thơm như kinh giới tía tô, húng, mùi tàu, rau ngổ rất tốt. Rau diếp cá rất hay, có tính giải nhiệt khai uất thông khí, bổ khí, hành khí, thải độc tiêu viêm. Có thể làm salad trộn rau này. Mùa hè, kiếm rau sam ăn sống hoặc luộc rất tốt. Rau sam có tính kháng khuẩn, tiêu nhiệt độc trị nhiều bệnh như tay chân miệng, bỏng dạ, ngứa...

Món nấu: Mùa này hạn chế ăn các đồ chiên rán nướng ninh nấu quá nhiều lửa quá lâu. Các thể loại canh chua rất hợp. Có thể sử dụng khế, dứa, sấu, muỗng, dọc, lá rang, chua me... và cả tôm chua, dấm bỗng. Nên ăn nhiều rong biển rất tốt, kho hoặc nấu canh. Món rất mát và ngon là rong biển đậu phụ miso.

Quả bí đao là quả rất đặc biệt, có nhiều tác dụng tốt. Nó mát mà không gây hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, bồi bổ âm, thải muối, đạm động vật rất tốt.

Chè: Chè đỗ đen là món rất tốt và phổ thông. Dùng đường phèn sẽ mát hơn so với đường mật mía. Khi nấu, nếu có thể cho thêm chút gừng sẽ tốt hơn.

Mùa hè rất cần uống nước. Uống đủ để thận không bị nóng quá. Nóng quá sẽ thấy tiểu nóng, tiểu rắt, màu vàng sậm. Nhất là ai đi đường nhiều, làm việc nặng. Người ta có thể đun một số loại lá để giúp cho mát hơn như nhân trần, lá nếp, râu ngô, lá vối, các loại nước sâm bổ lượng.

Bột sắn cũng là một lựa chọn tốt, tính mát, phát hãn giúp giải nhiệt, thông khí, phát biểu chữa ngứa, nhiệt. Ăn sống thì mát hơn quấy.

Mùa hè rất nhiều hoa quả nhưng không phải hoa quả nào cũng mát. Có rất nhiều loại nóng. Ăn nhiều có thể sinh mụn nhọt. Quả tốt và phù hợp nhất là quả bơ. Xoài chín, ổi, mít, sầu riêng, vải, nhãn, dứa đều là quả nóng.

Các loại dưa lê, dưa gang, dưa chuột khá mát. Dưa hấu ăn ban đầu thì mát, thậm chí có vẻ lạnh nhưng ăn nhiều và lâu về sau lại có thể gây nóng...

Mùa hè nên uống nước dừa, nước mơ muối, nước chanh, nước cam.

Những thực phẩm cần hạn chế

Hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nhiều chất béo như gà rán, khoai tây chiên, thịt mỡ, xúc xích, đồ hộp, lạp xưởng... vì vừa khó tiêu, vừa nhiều năng lượng đòi hỏi phải cung cấp nhiều nước hơn để chuyển hóa; hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, kể cả kem (để tránh viêm đường hô hấp), bánh, sữa đặc có đường...; hạn chế ăn thức ăn để đông lạnh.

Theo BS. Trần Trung/SK&ĐS

Đọc thêm

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.