(Baohatinh.vn) - Những ngày đầu tháng 4, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu hoạch từ 1-4 tấn sứa/ngày, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến biển.
Thời điểm này, người dân vùng bãi ngang các xã Thạch Trị, Thạch Văn, Thạch Lạc (TP Hà Tĩnh) tập trung ra khơi đánh bắt sứa. Bà con ngư dân có thể thu hoạch sứa gần bờ với cách thức đơn giản, mang lại nguồn thu nhập khá. Vừa cho thuyền vào cập bờ, trên khoang có hơn 150kg sứa biển tươi, ông Nguyễn Đình Vinh (thôn Đại Tiến, xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Thuyền đi đánh bắt sứa biển ở vùng bãi ngang chủ yếu có công suất nhỏ, phạm vi đánh bắt cách bờ khoảng từ 1 - 3 hải lý, đánh bắt thủ công truyền thống bằng bộ lưới có chiều dài khoảng 500 - 1.000m, chiều rộng khoảng 5m. Thao tác đơn giản nhưng nếu “trúng luồng” có thể đánh được 3 - 4 tấn/ngày, thu về hơn 3,5 triệu đồng/ngày”. Được biết, thời gian này là lúc ngư dân khai thác được nhiều sứa nhất trong năm. Từ khoảng 2 - 3 giờ sáng, ngư dân đã bắt đầu cho thuyền ra khơi, đến khoảng 9 - 11 giờ sáng cùng ngày là quay trở vào bờ. Theo nhiều ngư dân địa phương, sản lượng năm nay không cao bằng năm 2024 nhưng trên biển xuất hiện nhiều nụ sứa đẹp, kích thước lớn, bán được giá cao và tiêu thụ thuận lợi hơn.
Theo ông Nguyễn Văn Ninh - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), toàn xã hiện có gần 200 phương tiện đánh bắt, khai thác trong phạm vi 5 hải lý trở vào. Trong những ngày cao điểm, sản lượng đánh bắt sứa có thể vượt 200 tấn, nhiều tàu thu về từ 3 - 4 triệu đồng/chuyến, thậm chí cao hơn. Khi các thuyền cập bờ, những người phụ nữ làm nghề thu mua sứa biển đã chuẩn bị sẵn các dụng cụ xe kéo, thùng xốp, xô chậu, khay nhựa… thu mua nhanh chóng để đổ buôn cho các cơ sở chế biến sứa trong vùng. Sứa biển tươi đánh bắt được bao nhiêu thì các chủ cơ sở thu mua và chế biến hải sản đều thu mua hết. Ông Nguyễn Văn An - chủ cơ sở thu mua, chế biến sứa tại xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Dịp này, bình quân mỗi ngày, cơ sở thu mua khoảng 10 - 20 tấn sứa tươi, ít thì khoảng 5 - 7 tấn với giá dao động từ 1.500 - 3.000 đồng/kg tùy loại và tùy từng thời điểm. Sứa có thể chế biến nhiều món như gỏi sứa, sứa nhúng giấm, sứa ngâm mắm nhĩ… được các nhà hàng, quán ăn ưa chuộng”.
Công nhân nhanh chóng phân loại chân sứa, thân sứa để cho vào máy tách sứa. Những sợi sứa trắng trong, tươi rói sau khi tách ra sẽ được các cơ sở tiếp tục chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi mới đưa đi tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh. Vào mùa khai thác sứa, hàng trăm ngư dân vùng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) cũng tất bật đánh bắt để chế biến món sứa lá dung nức tiếng. Ông Trần Văn Nam (TDP Tân Tiến, phường Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh) cho biết: "Thuyền của gia đình tôi mỗi ngày đi biển 3 - 4 chuyến và có thể được 2 - 3 tấn sứa tươi. Vào đợt cao điểm, mỗi ngày đi biển mang về cho chúng tôi từ 3 - 4 triệu đồng". Mùa sứa ở vùng biển Kỳ Ninh thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Sứa được cắt thành miếng nhỏ đem rửa sạch với nước biển rồi trộn với lá lấu để loại bỏ vị tanh nhớt và làm deo sứa; sau đó trộn với lá dung để có màu vàng, thơm, giòn tự nhiên. Từ đó, làm ra món sứa lá dung hấp dẫn, thơm ngon.
Các món ăn được chế biến từ sứa lá dung như: sứa chấm, nộm sứa, gỏi sứa... đều rất hấp dẫn.
Hành tăm rớt giá từ 16 - 20 nghìn/kg lại vắng bóng thương lái khiến bà con nông dân ở các xã: Tiên Điền, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đứng ngồi không yên, lo lắng một vụ mùa thất bát.
Hà Tĩnh đã trồng được hơn 1.200 ha cây thiên niên kiện, tập trung tại các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng, Sơn Tây. Trong đó, Sơn Kim 1 trồng nhiều nhất với gần 600 ha.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xã Thạch Khê kiểm tra, xác minh, làm rõ vụ việc Báo Hà Tĩnh nêu.
Thời điểm này, xã Mai Hoa (tỉnh Hà Tĩnh) đang vào chính vụ thu hoạch chanh. Với năng suất cao, giá bán ổn định, đây là cây trồng chủ lực đem về nguồn thu nhập khá cho người dân.
Việc ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử mang lại nhiều lợi ích, góp phần gỡ "thẻ vàng" IUU của Ủy ban Châu Âu, thế nhưng, nhiều ngư dân Hà Tĩnh chưa mặn mà.
Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc ở xã Thiên Cầm do ông Hồ Phi Thủy - Giám đốc Công ty TNHH MTV ngọc trai Ngọc Hiền Phú Quốc đầu tư nhằm giúp quê hương phát triển ngành nghề mới.
Các địa phương ở Hà Tĩnh cần bổ sung quỹ đất dự phòng, thực hiện tiêu hủy an toàn nhằm ngăn ngừa phát tán dịch tả lợn châu Phi, từ đó góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng.
Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Sau thành công của mô hình trồng táo Đài Loan ở một số địa phương Hà Tĩnh, cây táo đại Đài Loan đã được đưa về trồng tại xã Cẩm Lạc, bước đầu cây sinh trưởng tốt.
Mô hình chăn nuôi hươu của HTX Sản xuất, thương mại dịch vụ, du lịch Xuyên Sơn (Hà Tĩnh) là một điển hình cho sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Hà Tĩnh triển khai cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 với tinh thần quyết tâm và nỗ lực cao nhất, nhằm góp phần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển trong giai đoạn tới.
Những ngày qua, bà con ngư dân xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) tích cực bám biển khai thác ruốc biển, mỗi thuyền trở về cho thu nhập bình quân 4 triệu đồng/ngày.
Dễ nuôi, dễ chăm sóc lại cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình nuôi cá chim vây vàng đang được nhiều người dân Hà Tĩnh triển khai ở những vùng nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Hà Tĩnh ghi nhận các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm như rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh với mật độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nếu không được kiểm soát kịp thời.
Từ 1/7 đến hết ngày 30/7, trên phạm vi cả nước sẽ diễn ra cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Tại Hà Tĩnh, đến nay công tác chuẩn bị đã được các đơn vị, địa phương hoàn tất.
Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Không chấp hành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, một hộ dân ở thôn Ninh Xá, xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị lực lượng chức năng cưỡng chế thu hồi đất.
Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đề xuất công nhận 39 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025.
Hành vi vứt lợn chết ra môi trường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lan rộng ra 8/12 địa phương trên toàn tỉnh như hiện nay.
Trên vùng đất cát có khí hậu khắc nghiệt ven biển Hà Tĩnh, Công ty TNHH Trí Đức Hà Tĩnh đã trồng thành công mô hình hoa lan hồ điệp quy mô lớn nhờ đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Trước tình hình nắng nóng kéo dài, người trồng mai ở Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khoan thêm giếng để lấy nước tưới, tấp rơm vào gốc, bón thêm phân vi sinh... để chống hạn cho cây.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh đề nghị các địa phương phân công cán bộ thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể để xác định diện tích cần phòng trừ, kỹ thuật phòng trừ.
Thời tiết nắng nóng kết hợp với độ ẩm không khí thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh xuất hiện, gây hại trên lúa hè thu đầu vụ tại Hà Tĩnh.
Bà con nông dân TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tranh thủ điều tiết nước vào chân ruộng, tập trung chăm sóc, tỉa dặm để lúa hè thu phát triển tốt, kịp thời vụ.