Nấu chè đỗ đen tưởng đơn giản nhưng lại cần đến bí quyết này

Xưa nay chè đỗ đen nguyên chất vẫn là món chè mà hầu hết các bà nội trợ đều biết nấu để giải nhiệt ngày hè cho gia đình. Tuy nhiên, cách nấu chè đỗ đen làm sao để thơm ngon, đỗ bở tơi nhưng ăn lại đậm đà thì không phải ai cũng biết.

Nguyên liệu nấu chè đỗ đen

- Đỗ đen

- Đường đỏ (hoặc đường nâu, đường thốt nốt)

- Nước sạch

- Dụng cụ: nồi áp suất hoặc nồi cơm điện

Để nấu chè đỗ đen nguyên chất bạn chỉ cần chuẩn bị đỗ đen ngon và loại đường chưa qua tinh luyện.

Cách nấu chè đỗ đen nguyên chất

Nấu chè đỗ đen tưởng đơn giản nhưng lại cần đến bí quyết này

Trước hết, để nấu ra một nồi chè đỗ đen nguyên chất thơm ngon thì bạn cần chọn mua loại đỗ đen mới, loại hạt đỗ đen xanh lòng. Đây là loại đỗ đảm bảo khi ninh sẽ bở tơi và thơm ngon.

Tiếp đó, bạn mang đãi sạch đỗ đen để loại bỏ sạn và các hạt sâu nổi trên mặt nước.

Cho đỗ vào nồi cơm điện, thêm một lượng nước đủ nhiều để đảm bảo khi ninh thì nước không bị cạn quá. Bạn nên canh nồi chè, khi chè sôi thì chuyển chế độ nấu của nồi cơm điện sang chế độ ủ trong 15 phút. Sau đó bạn lại chuyển về chế độ nấu ban đầu, ninh tiếp trong khoảng 20 phút là đỗ nhừ.

Khi đỗ nhừ, bạn vớt đỗ ra một chiếc nồi khác để thực hiện rim đỗ với đường. Cho đường vào đỗ đảo đều rồi rim trên lửa nhỏ sao cho đường tan hết và ngấm đậm vào hạt đỗ. Việc thêm bao nhiêu đường là tùy vào khẩu vị của bạn nhé!

Nhiều người vẫn quen nấu chè bằng đường cát trắng, nhưng tốt hơn là bạn nên dùng đường đỏ, đường nâu hoặc đường thốt nốt vì giá trị dinh dưỡng cao hơn và hương vị món chè cũng đặc biệt hơn.

Múc đỗ đen đã rim đường vào cốc, thêm nước cốt đỗ, thêm đá nếu muốn ăn mát lạnh.

Với cách nấu chè đỗ đen nguyên chất này bạn không cần phải chuẩn bị nhiều loại nguyên liệu, thực hiện đơn giản nhưng món chè lại rất thơm ngon đậm đà.

Theo Infonet

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.