Chén chè lá dứa nóng hổi, ngọt bùi, thơm nức mũi ai cũng mê này lại có cách nấu rất đơn giản. Vào bếp nấu ngay món này để nhâm nhi buổi xế chiều thì tuyệt lắm đó!
Cách nấu chè khoai mì lá dứa như sau:
Nguyên liệu cần có:
- 1kg khoai mì
- 500ml nước cốt dừa
- 500ml nước cốt lá dứa
- 500g đường cát
- 1 muỗng cà phê muối
Cách nấu:
Bước 1:
Khoai mì các bạn đem lột hết vỏ bên ngoài sau đó thái miếng nhỏ hình vuông cỡ 1cm, rửa sạch.
Tiếp đó, bạn cho khoai mì đã thái vào chậu nước muối đã pha loãng để ngâm trong khoảng 1 giờ, việc này cho nhựa ở khoai mì ra hết đồng thời sẽ loại bỏ được những độc tố trong khoai mì.
Bước 2:
Lá dứa rửa sạch, cắt khúc, đem xay nhuyễn với 0,5 lít nước lọc rồi lọc lấy nước cốt lá dứa. Dừa xay nhuyễn, rồi cho nước lọc vào, bóp đều lọc lấy nước cốt dừa (hoặc bạn có thể mua nước cốt dừa hộp, hoặc nước ép sẵn ở ngoài chợ).
Bước 3:
Vớt khoai mì cho vào nồi cùng với một lượng nước lọc vừa ngập khoai mì, đặt lên bếp nấu vừa chín tới thì chắt bỏ nước trong nồi đi.
Bước 4:
Để khoai mì lại trong nồi và cho nước cốt dừa vào nấu cho đến khi khoai mì chín mềm. Tiếp đó, cho đường cát vào.
Bước 5:
Khi khoai mì chín mềm, đường tan thấm vào thì cho nước cốt lá dứa vào. Khi nồi chè vừa sôi lại lần nữa thì tắt bếp.
Thành phẩm:
Chè khoai mì ngọt bùi, thơm nức hương lá dứa, có màu xanh bắt mắt, chỉ nhìn thôi đã thấy thèm rồi nhé.
Để lá dứa có màu xanh đẹp, bạn chọn mua lá dứa già, loại lá to và khi nấu bạn cho nước cốt lá dứa vào sau cùng, khi chè sôi lên là tắt bếp ngay để giữ nguyên màu lá dứa nhé.
Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Theo Đông y, thịt dê có vị ngọt nhưng không ngấy, tính ôn nhưng không táo, có tác dụng trừ hàn, bổ khí huyết... Do đó, ăn thịt dê vào mùa đông không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn có tác dụng chống lại phong hàn.
Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Nhâm nhi một đồ uống ấm pha với các thành phần tự nhiên, có thể là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới trong mùa đông, không chỉ mang lại sự ấm áp mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Những ngày ẩm ướt, ngày mưa là nỗi lo đối với nhiều người vì quần áo dễ bị ẩm mốc và khó khô. Dưới đây là những mẹo vặt chăm sóc quần áo ngày mưa mà bạn không nên bỏ qua.
Các lỗi bếp hồng ngoại như E1, E2, E3, E4... thường gặp do nhiệt, điện áp hoặc hỏng quạt. Khắc phục nhanh chóng bằng cách kiểm tra, sử dụng ổn áp, hoặc liên hệ bảo hành.