Ngân hàng Hà Tĩnh tiếp tục “gỡ khó” cho khách hàng trước đại dịch

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, các tổ chức tín dụng tại Hà Tĩnh đã chủ động hỗ trợ khách hàng giảm bớt khó khăn trước tác động xấu của đại dịch COVID-19 theo tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Hà Tĩnh tiếp tục “gỡ khó” cho khách hàng trước đại dịch

Khách hàng đến giao dịch tại BIDV Chi nhánh Kỳ Anh.

Ngày 13/3/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (gọi tắt Thông tư 01) quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch COVID-19.

Tiếp đó, ngày 2/4/2021, NHNN Việt Nam ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN (gọi tắt Thông tư 03) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01. Thông tư 03 bổ sung thêm các điều kiện cho phép tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tái cơ cấu các khoản nợ còn lại đến hạn; quy định việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng được thực hiện đến 31/12/2021...

Theo đó, nhiều khách hàng vay vốn tại hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh đã được hỗ trợ kịp thời.

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, BIDV Chi nhánh Kỳ Anh đã chủ động rà soát, phân loại khách hàng đang có quan hệ tín dụng để nắm bắt các vướng mắc trong sản xuất kinh doanh và trực tiếp với khách hàng, nhất là khách hàng doanh nghiệp để lắng nghe đề xuất, hỗ trợ kịp thời đối với các trường hợp đủ điều kiện. Theo đó, chi nhánh đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 và Thông tư 03.

Công ty TNHH Thương mại, dịch vụ du lịch Hai Thủy (phường Hưng Trí, TX Kỳ Anh) kinh doanh lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, karaoke. Ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh nghiệp này phải tạm dừng hoạt động trong thời gian dài. Không có nguồn thu song doanh nghiệp vẫn phải trang trải các chi phí như: khấu hao, lãi vay, phí duy trì, lương nhân viên…

Trước tình hình đó, BIDV Chi nhánh Kỳ Anh đã kịp thời hỗ trợ bằng cách tiếp tục duy trì cho vay; điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay hiện hữu và giảm lãi suất các khoản vay mới từ mức 0,5% - 1,5%/năm. Được ngân hàng hỗ trợ, Công ty TNHH Thương mại, dịch vụ du lịch Hai Thủy đã giảm bớt phần nào khó khăn.

Ngân hàng Hà Tĩnh tiếp tục “gỡ khó” cho khách hàng trước đại dịch

Khách hàng được hỗ trợ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực vận tải, thương mại, du lịch, giáo dục...

Ông Bùi Đại Thắng – Giám đốc BIDV Chi nhánh Kỳ Anh thông tin: “Lũy kế đến 30/9/2021, chi nhánh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 3 khách hàng với tổng dư nợ 36 tỷ đồng; đã giảm lãi suất từ 0,5% - 2%/năm đối với dư nợ hiện hữu cho 247 khách hàng, với dư nợ 911 tỷ đồng, số tiền lãi đã giảm 1,957 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đơn vị đã cho vay mới với lãi suất ưu đãi lên đến 2%/năm cho 1.217 khách hàng với doanh số giải ngân 4.956 tỷ đồng...".

Ngân hàng Hà Tĩnh tiếp tục “gỡ khó” cho khách hàng trước đại dịch

Vietcombank Hà Tĩnh tạo điều kiện cho khách hàng vay mới trên cơ sở điều chỉnh giảm lãi suất.

Thời gian qua, Vietcombank Hà Tĩnh cũng đã chủ động triển khai các giải pháp “gỡ khó” cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch theo tinh thần của Thông tư 01 và Thông tư 03 như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay.

Công ty TNHH Vận tải Vân Truyền (TP Hà Tĩnh) là khách hàng thân thiết của Vietcombank Hà Tĩnh. Từ tháng 7/2021 lại nay, doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động do dịch bệnh. Đồng hành cùng khách hàng, Vietcombank Hà Tĩnh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ (tiền gốc) đến hạn từ tháng 7/2021 cho đến 31/12/2021. Tới đây, ngân hàng sẽ tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ (tiền lãi) cho doanh nghiệp này.

Bà Trần Thị Hồng Thắm – Trưởng phòng Khách hàng bán lẻ, Vietcombank Hà Tĩnh thông tin: “Dư nợ đã được đơn vị cơ cấu lần 1 theo Thông tư 01 và Thông tư 03 là 60 tỷ đồng và hiện đang thực hiện cơ cấu thêm 21 tỷ đồng theo Thông tư 14; nâng tổng dư nợ được cơ cấu lên 81 tỷ đồng. Khách hàng được hỗ trợ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, vận tải, giáo dục. Ngoài ra, Vietcombank Hà Tĩnh còn tạo điều kiện cho khách hàng vay mới trên cơ sở điều chỉnh giảm lãi suất”.

Ngân hàng Hà Tĩnh tiếp tục “gỡ khó” cho khách hàng trước đại dịch

Công ty TNHH Giáo dục Tân Đại Phát Hà Tĩnh (Thạch Hà) đang được Vietcombank Hà Tĩnh giảm lãi suất cho vay.

Ngoài BIDV, Vietcombank, các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn như: Agribank, Vietinbank, VPbank… đều có các động thái hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn theo tinh thần của Thông tư 01 và Thông tư 03.

Từ 13/3/2020 - 31/8/2021, các tổ chức tín dụng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với tổng giá trị nợ là 784,48 tỷ đồng cho 988 khách hàng; thực hiện miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ với tổng giá trị là 262,76 tỷ đồng cho 295 khách hàng, số tiền lãi được miễn, giảm là 1,254 tỷ đồng.

Đến 31/8/2021, các tổ chức tín dụng thực hiện hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho 81.387 khách hàng với số dư nợ 31.995 tỷ đồng, số tiền lãi được hạ 90,88 tỷ đồng (mức lãi suất giảm từ 0,5% - 1,5%/năm).

Ngoài ra, cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước khi có dịch với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến 31/8/2021 đạt 52.593,83 tỷ đồng. Lãi suất cho vay mới thấp hơn trước khi có dịch từ 0,5% - 2,5%/năm.

Ngân hàng Hà Tĩnh tiếp tục “gỡ khó” cho khách hàng trước đại dịch

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã chủ động hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn.

Tiếp tục đồng hành cùng khách hàng, NHNN Việt Nam vừa ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN (gọi tắt Thông tư 14) có hiệu lực từ ngày 7/9/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01. Hiện nay, NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đang chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn đồng loạt triển khai. Với nhiều quy định mới, Thông tư mới này được xem là “liều thuốc trợ lực” giúp khách hàng vay vốn tiếp tục giảm bớt áp lực kinh tế trong giai đoạn khó khăn.

Tin liên quan:

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Sau thời gian thi công, đến nay, Dự án đường bộ Cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng để ngày 19/4 thông xe kỹ thuật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.