Ngành thuế Hà Tĩnh “bất lực” bỏ trống địa hạt hợp tác xã

(Baohatinh.vn) - Hàng loạt hợp tác xã (HTX) được thành lập để thụ hưởng chính sách, lấy chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới còn hoạt động thì kém hiệu quả và không có kê khai phát sinh đóng nộp thuế. Thực trạng này đang là "rào cản" khiến ngành Thuế Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn trong công tác thu với các HTX trên địa bàn.

Thành lập từ năm 2002, Quỹ Tín dụng nhân dân liên xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) là một trong những HTX hoạt động hiệu quả, hàng năm đều chấp hành nghĩa vụ thuế đầy đủ. Riêng năm 2018 và 9 tháng đầu năm 2019, Quỹ Tín dụng nhân dân liên xã Cẩm Thành đã đóng nộp ngân sách nhà nước gần 365 triệu đồng.

Ngành thuế Hà Tĩnh “bất lực” bỏ trống địa hạt hợp tác xã

Giao dịch tại Quỹ Tín dụng nhân dân liên xã Cẩm Thành

Tuy nhiên, đó chỉ là một trong số ít HTX ở Cẩm Xuyên hoạt động hiệu quả. Trên địa bàn này hiện có hàng chục HTX không thực hiện kê khai, đóng nộp thuế. Theo thống kê, toàn huyện hiện có 156 HTX có mã số thuế, trong đó, có 75 HTX kê khai thuế nhưng chỉ có 20 HTX có số thuế phát sinh.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, 20 HTX này đóng nộp 2,01 tỷ đồng (trong đó có 6 quỹ tín dụng nhân dân nộp gần 1 tỷ đồng – PV), một con số quá ít so với dự toán thu ngân sách của địa phương.

Ngành thuế Hà Tĩnh “bất lực” bỏ trống địa hạt hợp tác xã

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Cẩm Xuyên hướng dẫn người dân kê khai nộp thuế

Ông Hà Huy Hải – Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Cẩm Xuyên lý giải: “Nhiều HTX thành lập để hưởng chính sách, lấy chỉ tiêu trong xây dựng NTM còn hoạt động thì cầm chừng và không phát sinh doanh thu hay đóng nộp thuế. Vì vậy, thống kê số lượng HTX trên địa bàn thì nhiều nhưng có đóng nộp thuế thì rất ít”.

Không riêng địa bàn Cẩm Xuyên, huyện Can Lộc cũng đang “bất lực” trên trận địa thu thuế ở khối kinh tế tập thể này. Toàn huyện Can Lộc chỉ có 2 HTX tham gia đóng nộp thuế trên tổng số 58 HTX đang hoạt động.

Ngành thuế Hà Tĩnh “bất lực” bỏ trống địa hạt hợp tác xã

Các HTX hoạt động trên lĩnh vực môi trường đa số đều không phát sinh đóng nộp thuế

“HTX thành lập chủ yếu là lập khống, đa số là HTX nông nghiệp và hợp tác xã môi trường. Vì vậy, số liệu thống kê thì lớn nhưng thực chất có hoạt động, hoạt động hiệu quả thì rất ít. Thành ra, cán bộ thuế rất vất vả trong công tác thu thuế ở nhóm đối tượng này” – Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Can Lộc Phạm Quốc Dũng khẳng định.

Để thu thuế các HTX, cán bộ ngành thuế Hà Tĩnh phải “năm lần bảy lượt” đi xác minh địa điểm, tìm gặp chủ nhiệm các HTX. Nhiều lúc, tìm đến tận nơi, họ nhận được câu trả lời: “Chúng tôi chỉ cho HTX mượn tên tuổi, địa điểm đăng ký kinh doanh chứ không phải chính chủ” và đành bất lực ra về với thông báo nộp thuế không biết giao cho ai.

Chị Nguyễn Thị Tú Oanh – Phụ trách Đội tổng hợp tuyên truyền hỗ trợ thu nhập cá nhân, kê khai kế toán thuế, tin học (Chi cục Thuế Cẩm Xuyên) chia sẻ: “Các HTX đa số hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp, môi trường. Nhiều HTX hoạt động kém hiệu quả, thậm chí không còn hoạt động nhưng lại không chịu làm thủ tục giải thể nên trên hệ thống của ngành thuế vẫn có thông báo nộp thuế. Thành ra, cán bộ thuế vẫn phải đi đòi nợ mặc dù biết là không thể đòi”.

Ngành thuế Hà Tĩnh “bất lực” bỏ trống địa hạt hợp tác xã

Các hợp tác xã lĩnh vực xây dựng trên địa bàn hoạt động hiệu quả và tham gia nghĩa vụ thuế đầy đủ

Theo thống kê của Cục thuế Hà Tĩnh, tính đến ngày 30/06/2019, toàn tỉnh có 1.150 HTX, trong đó có 654 HTX đang hoạt động hiệu quả, tuy nhiên, chỉ có 155 HTX có kê khai phát sinh thuế (chỉ chiếm 13,4% số HTX trên địa bàn).

Riêng 6 tháng đầu năm 2019, các HTX trên địa bàn tham gia đóng nộp thuế hơn 7,4 tỷ đồng. Đây là kết quả “khiêm tốn” so với vai trò, đóng góp của kinh tế hợp tác xã trong giai đoạn hiện nay.

“Kết quả trên phần nào phản ánh “bức tranh” tổng thể về kinh tế HTX của Hà Tĩnh hiện nay. Điều này cũng cho thấy khó khăn của ngành thuế khi thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Thời gian tới, hi vọng cấp ủy, chính quyền các cấp sẽ vào cuộc mạnh mẽ để vực dậy các HTX hoạt động hiệu quả hơn, từ đó tham gia nghĩa vụ thuế và đóng nộp ngân sách cho địa phương” – Phó Cục trưởng Cục thuế Hà Tĩnh Trương Quang Long nhấn mạnh.

Chủ đề Thu ngân sách

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.