Nghi Xuân khai mạc Triển lãm Hội họa Truyện Kiều và Thi viết thư pháp Truyện Kiều

(Baohatinh.vn) - Được biết, một số bức tranh giới thiệu tại triển lãm sẽ được họa sỹ Nguyễn Tuấn Sơn bán đấu giá để lấy kinh phí hỗ trợ người nghèo, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Nghi Xuân khai mạc Triển lãm Hội họa Truyện Kiều và Thi viết thư pháp Truyện Kiều

Sáng 22/1, UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) phối hợp với họa sỹ Nguyễn Tuấn Sơn - Tổ trưởng môn Mỹ thuật, Trường Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) tổ chức khai trương “Triển lãm Hội họa Truyện Kiều” và Hội thi viết thư pháp Truyện Kiều.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Trần Báu Hà và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu tham dự.

Nghi Xuân khai mạc Triển lãm Hội họa Truyện Kiều và Thi viết thư pháp Truyện Kiều

Mở đầu buổi triển lãm, Câu lạc bộ Trò Kiều (xã Xuân Liên) biểu diễn trích đoạn: Gia cảnh Viên ngoại và chị em Kiều du xuân, gặp mộ Đạm Tiên.

Nghi Xuân khai mạc Triển lãm Hội họa Truyện Kiều và Thi viết thư pháp Truyện Kiều

Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Bùi Việt Hùng đọc diễn văn khai mạc triển lãm.

Nghi Xuân khai mạc Triển lãm Hội họa Truyện Kiều và Thi viết thư pháp Truyện Kiều

Họa sỹ Nguyễn Tuấn Sơn cho biết: Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du không chỉ có tính giáo dục cao mà còn mang giá trị chân thiện mỹ to lớn, được Nhân dân cả nước đón nhận. Lấy cảm hứng từ các câu thơ trong Truyện Kiều, tôi đã thực hiện vẽ 36 bức tranh ngay tại Khu lưu niệm Đại thi hào nguyễn Du trong thời gian 1 tuần qua. Những bức tranh tại buổi triển lãm hôm nay sẽ được bán đấu giá để góp vào Quỹ hỗ trợ người nghèo, các hộ gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

Nghi Xuân khai mạc Triển lãm Hội họa Truyện Kiều và Thi viết thư pháp Truyện Kiều

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu và Bí thư Huyện uỷ Nghi Xuân Phan Tấn Linh cắt băng khai trương triển lãm, sẽ diễn ra đến ngày 15/2/2022.

Nghi Xuân khai mạc Triển lãm Hội họa Truyện Kiều và Thi viết thư pháp Truyện Kiều

Lãnh đạo tỉnh tham quan phòng trưng bày các tác phẩm của hoạ sỹ Nguyễn Tuấn Sơn...

Nghi Xuân khai mạc Triển lãm Hội họa Truyện Kiều và Thi viết thư pháp Truyện Kiều

... và nghe thuyết trình viên giới thiệu ý nghĩa của từng bức tranh tại buổi khai mạc triển lãm.

Nghi Xuân khai mạc Triển lãm Hội họa Truyện Kiều và Thi viết thư pháp Truyện Kiều

Các đại biểu tham quan, bày tỏ sự ngưỡng mộ về các tác phẩm nghệ thuật do hoạ sỹ Nguyễn Tuấn Sơn thực hiện - người đã vẽ hơn 5.000 bức tranh về truyện Kiều trong khoảng thời gian hơn 20 năm.

Nghi Xuân khai mạc Triển lãm Hội họa Truyện Kiều và Thi viết thư pháp Truyện Kiều

Một số bức tranh tại buổi triển lãm.

Nghi Xuân khai mạc Triển lãm Hội họa Truyện Kiều và Thi viết thư pháp Truyện Kiều

Tác phẩm Chữ Tình (bên trái) được lấy cảm hứng từ câu 2288: Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày và tác phẩm Xuân Già (bên phải), lấy cảm hứng từ câu 2237: Xót xa huyên nỗi xuân già

Nghi Xuân khai mạc Triển lãm Hội họa Truyện Kiều và Thi viết thư pháp Truyện Kiều

Tác phẩm: Nồng - được lấy cảm hứng từ câu 1284: Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng.

Họa sỹ Nguyễn Tuấn Sơn đến từ Hà Nội, được biết đến với nghệ danh “Sơn Kiều” bởi có nhiều hoạt động nghệ thuật liên quan đến Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du. Hơn 20 năm cầm cọ, họa sỹ đã sáng tác hơn 5.000 bức tranh và phác thảo về Truyện Kiều.

Triển lãm Hội hoạ Truyện Kiều lần này có 36 bức tranh được hoạ sỹ Nguyễn Tuấn Sơn vẽ về chủ đề Xuân - Hạ - Thu - Đông và Phật giáo trong Truyện Kiều, được thể hiện trên giấy bồi truyền thống, một kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại.

Bằng tất cả lòng đam mê Truyện Kiều, hoạ sỹ Nguyễn Tuấn Sơn đã truyền đi cảm hứng sáng tạo của hội hoạ hiện đại vào những bức vẽ, góc nhìn đậm chất Việt, góp phần mang đến cái nhìn tinh tế đầy nghệ thuật về Truyện Kiều của Nguyễn Du và làm sáng tỏ thêm tầm cao, tư tưởng và giá trị nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều.

Nghi Xuân khai mạc Triển lãm Hội họa Truyện Kiều và Thi viết thư pháp Truyện Kiều

Cũng trong sáng nay, tại Khu di tích Nguyễn Du đã diễn ra Hội thi viết thư pháp về Truyện Kiều lần thứ 3 năm 2022 với sự tham gia của 52 thí sinh là giáo viên các trường học trên địa bàn và học sinh khối THCS, THPT.

Nghi Xuân khai mạc Triển lãm Hội họa Truyện Kiều và Thi viết thư pháp Truyện Kiều

Mỗi thí sinh phải thực hiện thi viết thư pháp bằng 1 câu thơ lục bát trong Truyện Kiều trên khổ giấy A2 và thời gian làm bài thi 20 phút. Đây là một hoạt động văn hoá truyền thống dịp tết đến xuân về nhằm tạo điều kiện cho những người yêu thích nghệ thuật viết thư pháp và có năng khiếu thể hiện khả năng của mình. Đồng thời nhằm lưu giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp, văn hoá đặc sắc của người Việt, mang đậm bản sắc dân tộc của người dân Nghi Xuân.

Chủ đề Danh nhân Hà Tĩnh

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.