Ngư dân Cẩm Nhượng háo hức khai thác ruốc biển

(Baohatinh.vn) - Liên tục những ngày qua, ngư dân vùng biển Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phấn khởi khi trúng đậm ruốc biển, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

59cc5f65bcfd1aa343ec-2506.jpg
Những ngày gần đây, ngư dân vùng biển Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phấn khởi vì khai thác được lượng lớn ruốc (hay còn gọi là tép) gần bờ biển.
9cd3d4f3356b9335ca7a-3428.jpg
Sau các đợt biển động, nước lặng, ruốc xuất hiện nhiều. Việc khai thác thuận lợi nên ngư dân có nguồn thu nhập khá.
b23b8515668dc0d3999c-8036.jpg
Nắm bắt cơ hội hiếm có này, hàng trăm ngư dân đã hồ hởi đi xúc “lộc trời”.
a331334cd1d4778a2ec5-5459.jpg
Sau vài giờ ngâm mình dưới nước, ngư dân đã xúc được hàng chục kg ruốc biển.
6986bb1e4786e1d8b897-9684.jpg
Được biết, vụ mùa khai thác ruốc ven bờ thường được ngư dân thực hiện từ tháng 4 - 10 (âm lịch) hằng năm. Liên tục những ngày qua, luồng ruốc biển xuất hiện ven bờ dày đặc.
a-qqqq-28-6896.jpg
Ngư dân Nguyễn Xuân Cứu (thôn Xuân Nam, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên) cho biết, khi con ruốc bắt đầu xuất hiện với số lượng lớn ở sát bờ thì vùng nước đó có màu sắc khác với bình thường. Nắm bắt đặc điểm màu nước biển, ngư dân rủ nhau đi khai thác con ruốc từ sáng sớm.
5e75afbe5326f578ac37-2089.jpg
Để đánh bắt con ruốc, ngư dân sử dụng một tấm lưới mỏng kẹp vào khung tre nối với cán bằng gỗ dài chừng 1,5m. Khi ra biển, ngư dân thường đi “thụt lùi” kéo theo “bẫy” là con mồi tự khắc lọt vào lưới. Khi trong vợt thu được lượng ruốc nhất định thì đổ vào xô nhựa đã chuẩn bị sẵn, cứ thế ngư dân lại tiếp tục công việc.
52f90af0e9684f361679-5865.jpg
Ngư dân Hoàng Ngọc Hường (thôn Hải Bắc, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên) cho biết, từ tờ mờ sáng, bà con ngư dân đã rủ nhau ra biển để xúc ruốc. Những ngày này, trung bình mỗi người dân khai thác được từ 40 - 50 kg ruốc. Nhiều người may mắn gặp đúng luồng ruốc, có thể bắt được nhiều hơn.
8b8d445ea7c6019858d7-5459.jpg
Theo tìm hiểu, thời điểm này, ruốc tươi có giá từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, nếu phơi khô, ruốc được bán với giá 100.000 - 150.000 đồng/kg. Để có ruốc khô, người dân phải dùng 5 kg ruốc tươi, sau khi phơi chừng 1 - 2 nắng sẽ được 1 kg ruốc khô.
8535562eb7b611e848a7-4065.jpg
Ruốc biển ngoài việc dùng làm thực phẩm tươi sống, còn được chế biến thành nhiều dạng như muối ruốc, phơi khô hay kết hợp với những món ăn khác rất ngon, mang đặc trưng của người dân vùng biển Cẩm Nhượng
Video: Hàng trăm ngư dân đi xúc “lộc trời”.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.