Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

(Baohatinh.vn) - Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Sau thời gian dài thuyền phải nằm bờ do ảnh hưởng của cơn bão số 5 (CONSON), gần 1 tuần nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi, từ sáng sớm các đội thuyền đều ra khơi đón “lộc biển” sau bão.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Không khí tại bến thuyền ở làng biển Kỳ Ninh luôn nhộn nhịp bởi tiếng động cơ máy thuyền, tiếng nói cười của người mua, kẻ bán bởi sự bội thu của cá cơm, ruốc biển.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Cá cơm đợt này hầu hết là cá cơm duội (có nơi còn gọi là cá ruội) - thuộc loài cá cơm nhưng kích thước nhỏ, chỉ dài từ 3 - 4cm, thường được người dân sử dụng làm cá khô.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Thuyền thúng được trưng dụng làm phương tiện trung chuyển các khay cá vào trong bờ.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khệ nệ mang từng khay cá cơm tươi rói nhập cho thương lái, anh Nguyễn Văn Nhân (bên phải, thôn Tam Hải 2) phấn khởi chia sẻ: "Chuyến biển này, tàu của tôi đi biển từ 4h sáng đến 9h sáng cập bờ, được khoảng hơn 1 tấn cá cơm duội. Thương lái thu mua tươi với giá từ 15 - 20.000 đồng/kg, trừ đi chi phí, tôi thu lãi hơn 10 triệu đồng/chuyến".

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Theo lời của nhiều ngư dân, cả tuần nay, hầu hết các thuyền đi về đều trúng đậm cá cơm duội, ít nhất thì 5 - 6 tạ, nhiều thì 3 - 4 tấn.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Thuyền của gia đình anh Nguyễn Văn Tân (thôn Tam Hải 2) trung bình mỗi ngày ra khơi đều được 1 tấn cá cơm duội, anh Tân cho biết: "Nếu phơi khô để nhập thì lợi gần gấp đôi, vì thế, những ngày qua, gia đình tôi đã dành thời gian để phơi. 1 tấn cá cơm duội gia đình đem đi phơi được gần 2 tạ cá khô, với giá bán từ 110 - 180.000 đồng/kg tuỳ loại, gia đình thu được hơn 20 triệu đồng mỗi chuyến biển".

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Trên bờ, các thương lái cũng tấp nập tranh thủ mua cá tươi để kịp về phơi khô.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Cùng với cá cơm duội, những ngày qua, ngư dân vùng biển Kỳ Ninh cũng “đi te” bằng tàu công suất từ 18 - 45CV để đánh bắt ruốc biển.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Những ngư dân không có thuyền thì gắn bó với nghề trủ (cào ruốc). Những ngư dân đánh bắt ruốc bằng tàu, trung bình mỗi chuyến đánh được khoảng từ 7 yến đến 1 tạ ruốc, bữa nhiều phải 5 - 6 tạ; những người đánh bắt thủ công, mỗi buổi sẽ đánh được vài mẻ, từ 1 - 2 yến.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Dụng cụ cào ruốc bằng tay là những mảnh lưới tự chế, thường có hình chữ Y dài 3 - 4m, ở 2 đầu càng gắn một dải lưới để giữ con mồi. Khi ra biển, ngư dân chỉ việc cầm dụng cụ tiến về phía trước là ruốc biển lập tức lọt vào trong lưới.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Anh Trần Đình Phượng (thôn Tiến Thắng, Kỳ Ninh) cho hay: “Mùa này ruốc đẹp nhất, đàn ruốc đi dày đặc nên cả nhà tôi huy động hết nhân lực, tranh thủ cào rồi mang lên nhập tại bờ cho thương lái. Ruốc biển đợt này vừa được mùa, giá bán ổn định (dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/kg)".

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Trên bãi biển, nhiều hộ gia đình mang theo nhiều dụng cụ để rửa sạch ruốc biển trước khi làm mắm ruốc.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Theo các ngư dân, từ tháng 6 âm lịch năm trước đến tháng 9 âm lịch hằng năm là thời điểm rộ cá cơm duội...

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

... và ruốc biển.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Trong khoảng thời gian đó, trên bãi biển lúc nào cũng tấp nập mua bán. Các khay cá cơm duội, ruốc biển sẽ được vận chuyển ngay vào bờ để giữ độ tươi ngon, sau đó sẽ tiến hành công đoạn phơi sấy tự nhiên.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Ruốc biển sau khi rửa sạch sẽ được phơi chừng 5 tiếng đồng hồ, sau đó sẽ đưa vào chế biến mắm ruốc; 10 kg ruốc biển tươi sẽ được 7kg mắm ruốc.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Vừa rải cá lên lưới, chị Lương Thị Anh (thôn Tam Hải 2) vui vẻ chia sẻ: "Muốn cá cơm duội khô đều thì khi rải cá phải rải đều trên mặt lưới, tuyệt đối không để cá kết dày sẽ dễ bị ươn, hỏng. Khác với cá cơm mờm, đối với cá cơm duội, trời nắng to thì phải phơi mất 1 ngày mới đóng gói được. Nắng càng to, cá càng nhanh khô, thơm ngon, đạt độ giòn cần thiết".

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Cá khô, ruốc biển tươi được doanh nghiệp, cơ sở chế biến trong xã thu mua hết nên ngư dân không phải lo lắng đầu ra.

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Bà Đặng Thị Luận - Giám đốc HTX Thuỷ hải sản Chiến Thắng Kỳ Ninh cho biết: "Trung bình mấy ngày nay, HTX thu mua 13 - 15 tấn ruốc biển/ngày; cá cơm duội khô thu mua 7 - 8 tạ cá/ngày. Đối với ruốc biển cơ sở chúng tôi đều dùng làm mắm ruốc hoặc nhập cho các cơ sở khác thiếu nguồn nguyên liệu; cá cơm duội phơi khô được nhập đi Thanh Hoá, Nghệ An...".

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.
Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn tiền nhân... chính là mạch nguồn bền bỉ, kiến tạo và nuôi dưỡng sức mạnh dân tộc, đưa đất nước Việt Nam không ngừng đi tới.