Người cán bộ nông dân trăn trở phát triển cam Vũ Quang

(Baohatinh.vn) - “Am hiểu về nông nghiệp, tâm huyết và trách nhiệm” là những lời khen mà nông dân Vũ Quang dành cho chị Nguyễn Thị Lương – Chủ tịch Hội Nông dân huyện. Chị cũng là một trong những người tạo dựng nên thương hiệu cam Vũ Quang (Hà Tĩnh), đưa đặc sản của miền sơn cước xâm nhập sâu vào thị trường.

nguoi can bo nong dan tran tro phat trien cam vu quang

Chị Nguyễn Thị Lương là người trực tiếp tham mưu, chủ trì xây dựng thương hiệu cam Vũ Quang, góp phần đưa sản phẩm thâm nhập sâu vào thị trường.

Tốt nghiệp ngành nông nghiệp, Trường Đại học Quy Nhơn, năm 2005, chị Nguyễn Thị Lương về nhận công tác tại Trung tâm chuyển giao KHKT huyện Vũ Quang. Sau đó, chị được điều chuyển về Phòng Nông nghiệp huyện và năm 2013 được bổ nhiệm chức vụ phó trưởng phòng.

Dù ở cương vị công tác nào, chị luôn khẳng định rõ năng lực và niềm đam mê với nông nghiệp - nông thôn và nông dân. Niềm đam mê ấy theo suốt chị và năm 2015, khi nhận chức Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vũ Quang, chị càng có cơ hội sâu sát, gần gũi với nông dân hơn. Chị luôn trăn trở, làm sao xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế điển hình trên cơ sở khai thác thế mạnh địa phương, hướng vào các sản phẩm chủ lực như: cam, lợn…

Chính chị là người tham mưu, trực tiếp chủ trì xây dựng thương hiệu cam Vũ Quang. Được biết, sau khi thành lập và giữ chức Chủ tịch Hội Sản xuất và kinh doanh cam Vũ Quang, chị đã chỉ đạo thành lập các tổ hợp tác, HTX sản xuất cam; lựa chọn, hỗ trợ và nhân rộng mô hình đạt chuẩn trên cơ sở phác thảo bộ quy định nghiêm ngặt từ sản xuất đến tiêu thụ. Nhờ đó, bà con hiểu rõ hơn và tuân thủ sản xuất theo mô hình cam sạch, để rồi tháng 4/2017, thương hiệu cam Vũ Quang ra đời trong niềm vui khôn tả của nhà nông.

Hiện nay, chị Nguyễn Thị Lương cùng với Hội Nông dân huyện đang phối hợp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cam Vũ Quang. Dự kiến, vụ cam 2018 sẽ đưa vào vận hành, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và nâng tầm cam Vũ Quang.

Bà Nguyễn Thị Nhuần - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chia sẻ: “Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vũ Quang là một người có năng lực, trách nhiệm và tâm huyết với bà con nông dân. Là cán bộ hội có chuyên môn sâu về nông nghiệp nên ngoài việc tuyên truyền, vận động tốt thì chị vừa gần gũi, chia sẻ và trực tiếp cùng nông dân xây dựng mô hình, tạo tính lan tỏa rất cao. Đặc biệt, chị là một trong những nhân tố tích cực xây dựng thành công thương hiệu cam Vũ Quang. Với những đóng góp nổi bật, đồng chí đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh, Hội Nông dân tỉnh…”.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.