Người dân cần trang bị thêm kỹ năng tự bảo vệ trong môi trường nước

(Baohatinh.vn) - Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Tĩnh liên tục xảy ra các vụ tai nạn đuối nước thương tâm, trong đó, nạn nhân có cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự chủ quan, bất cẩn; thiếu kỹ năng tự phòng vệ trong môi trường nước.

Người dân cần trang bị thêm kỹ năng tự bảo vệ trong môi trường nước

Lực lượng chức năng bàn giao thi thể ông N.V.H cho gia đình. (Ảnh Đức Quyền).

Vào hồi 17h30 phút ngày 30/6/2022, trong lúc tắm ở khu vục kênh Ngàn Trươi thuộc địa phận thôn 4, xã Đức Bồng (Vũ Quang), ông N.V.H (SN 1960, trú xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà) không may trượt chân dẫn đến đuối nước.

Chính quyền đã huy động lực lượng, phương tiện phối hợp với người dân địa phương để tìm kiếm. Đến 19h15 phút cùng ngày, thi thể ông H. đã được tìm thấy cách địa điểm xảy ra tai nạn không xa.

Một vụ tai nạn đuối nước thương tâm cũng đã xảy ra ở bãi biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) vào sáng ngày 4/7, cướp đi sinh mạng của một người lớn và một trẻ em. Được biết, khoảng 6h30 phút sáng 4/7, hai mẹ con du khách đến từ Hà Nội đang tắm biển thì bị nước cuốn trôi. Thi thể của các nạn nhân xấu số được lực lượng chức năng và người dân địa phương tìm thấy sau đó.

Người dân cần trang bị thêm kỹ năng tự bảo vệ trong môi trường nước

Bể bơi mua sẵn - nơi một bé gái 3 tuổi ở xã Khánh Vĩnh Yên - Can Lộc bị đuối nước tử vong. Ảnh Ngọc Thắng

Mới đây nhất, vụ việc đau lòng cũng đã xảy đến với một bé gái 3 tuổi. Theo đó, sáng 6/7, cháu N.G.H. (trú thôn Thượng Phúc, xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc) đã bị đuối nước khi chơi một mình trong bể bơi mua sẵn của gia đình. Khi người nhà phát hiện thì đã cháu đã tử vong.

Người dân cần trang bị thêm kỹ năng tự bảo vệ trong môi trường nước

Chủ động trang bị kỹ năng bơi là vô cùng cần thiết để phòng tránh tai nạn đuối nước.

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC), từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh có 33 người tử vong do đuối nước, trong đó, 14 người lớn, 19 trẻ em. Ngoài nguyên nhân không được trang bị kỹ năng bơi lội thì sự chủ quan, bất cẩn của những người trong cuộc đã khiến các vụ tai nạn đuối nước không ngừng tăng lên.

Sự chủ quan đó thể hiện ở việc người lớn không giám sát, quản lý chặt chẽ con em mình, đặc biệt là vào thời điểm mùa hè, thời tiết nắng nóng như hiện nay. Nhiều trường hợp, trẻ em đi tắm biển, ao hồ, sông suối cùng với cha mẹ nhưng vì một phút lơ là, mất cảnh giác, trẻ cũng có thể gặp nguy hiểm.

Các vụ đuối nước ở người lớn cũng cho thấy, sự chủ quan đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Để an toàn ở môi trường nước, đôi khi biết bơi thôi là chưa đủ. Với tâm lý tự tin vào sức khỏe, kỹ năng bơi lội của bản thân, nhiều người đã tự đưa mình vào vùng nguy hiểm. Người biết bơi vẫn bị đuối nước thường là do không khởi động kỹ trước khi xuống nước, bị chuột rút khi ở dưới nước; bơi vào vùng nước xoáy, vùng “lòng chảo” sâu trũng.

Người dân cần trang bị thêm kỹ năng tự bảo vệ trong môi trường nước

Ông Lê Ngọc Ninh cứu thành công một bé trai bị đuối nước vào tháng 4/2021. (Ảnh Thiên Vỹ).

Là một ngư dân có kinh nghiệm hàng chục năm đi biển, đã từng chứng kiến và cứu đuối thành công rất nhiều người, ông Lê Ngọc Ninh (SN 1967, thôn Long Hải, xã Thạch Kim, Lộc Hà) cho rằng: Nhiều người đi biển nhưng chưa biết cách nhận biết vùng biển an toàn và vùng nước nguy hiểm. Vùng nước sâu thường có màu xanh đậm hơn khu vực xung quanh. Ở biển, vùng nguy hiểm thường là các khu vực “lòng chảo” hoặc những dòng chảy xa bờ.

Dòng chảy xa bờ là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển liên tục được đưa vào bờ thì chúng lại tập hợp thành một dòng đi ngược ra biển, gây nguy hiểm cho con người trong khu vực đó. Nơi có dòng chảy xa bờ thường là vùng nước lặng, sóng nhỏ; đôi khi có những mảnh bọt nước trôi trên dòng đó.

Người dân cần trang bị thêm kỹ năng tự bảo vệ trong môi trường nước

Dòng chảy xa bờ là vùng nguy hiểm cần tránh xa khi tắm biển. (Ảnh internet).

"Dòng chảy xa bờ thường hẹp, không nhấn chìm người bơi xuống nước, chỉ kéo ra xa bờ. Do đó, khi không may rơi vào dòng chảy xa bờ, cần bình tĩnh và tuyệt đối không cố bơi ngược dòng chảy để vào bờ, thay vào đó, hãy bơi song song với bờ biển để thoát khỏi khu vực nguy hiểm này. Đối với người bơi yếu, không biết bơi, ngay khi cảm thấy chân không chạm bờ biển, đuối sức, hãy lập tức ra hiệu giúp đỡ” - ông Ninh khuyến cáo.

Ngoài việc trang bị kỹ năng bơi lội, cách thức tự bảo vệ mình trong môi trường nước thì mỗi người trước khi xuống nước cũng cần tự ý thức quan sát biển cảnh báo, tham khảo ý kiến người dân địa phương, lực lượng cứu hộ để tránh xa những vùng nước nguy hiểm, giữ an toàn tính mạng cho bản thân và những người khác.

Chủ đề Đuối nước, chết đuối

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông.
Thông tin mới nhất về bão USAGI

Thông tin mới nhất về bão USAGI

Tin mới nhất về bão USAGI, hiện đang ở gần Nam Đài Loan, sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn, nguy cơ cao với tàu thuyền. Biển động rất mạnh.
Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.