Người đàn ông xứ đạo góp sức xây dựng quê hương

(Baohatinh.vn) - Với tâm niệm “cho đi là còn mãi”, giáo dân Lê Văn Thống (SN 1955, trú thôn Nhân Hòa, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã dành thời gian, tâm sức và cả tiền bạc để đóng góp xây dựng quê hương.

Người đàn ông xứ đạo góp sức xây dựng quê hương

Thôn Nhân Hòa ngày càng trù phú trong diện mạo bởi sự chung sức, chung lòng của chính quyền và Nhân dân.

Trở về thôn Nhân Hòa ngày hôm nay, chúng tôi cảm nhận được nét mới trong đời sống và sự trù phú của một xóm đạo ven đô. Cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của Nhân dân thì những tấm gương sáng như giáo dân Lê Văn Thống đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của thôn Nhân Hòa.

Theo lời ông Thống, sau thời gian làm việc ở tỉnh Thái Nguyên, đến năm 2000, ông trở về quê hương để tiếp tục phát triển kinh tế gia đình từ nghề sản xuất lò than tổ ong và chăn nuôi. Từ năm 2017, ông tập trung công sức cho các hoạt động xây dựng nông thôn mới (NTM) ở quê hương.

Được biết, thôn Nhân Hòa có 95% dân số là người công giáo. Tại đây, người dân chủ yếu kinh doanh dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng NTM.

Người đàn ông xứ đạo góp sức xây dựng quê hương

Từ khi trở về quê hương, ông Thống luôn tích cực phát triển kinh tế, góp công sức cho sự phát triển của thôn Nhân Hòa.

Ông Thống chia sẻ: “Tôi hiểu rằng, để quê hương ngày càng giàu đẹp hơn thì phải thay đổi từ nếp nghĩ, cách làm. Nhưng điều khó khăn lớn nhất là phải tập hợp được lòng dân, có sự ủng hộ của người dân thì mọi điều mới có thể thành công được”.

Trong khi đó, giá đất của vùng quê ấy “sốt” lên từng ngày, vì thế, việc vận động Nhân dân hiến đất mở đường gặp rất nhiều khó khăn. Thế nên, ông Thống cùng với cán bộ thôn không quản đêm ngày để đến từng nhà vận động, tuyên truyền các hộ tự nguyện hiến đất, cùng chung sức, chung lòng xây dựng quê hương.

Nhờ quá trình kiên trì vận động mà hàng chục hộ dân ở Nhân Hòa đã hiểu và tự nguyện phá bỏ hàng rào, cổng nhà, hiến đất mở đường. Đặc biệt, từ đầu năm 2022 lại nay, khi bắt tay vào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, người dân Nhân Hòa đã hiến 350 m2 đất trị giá hàng tỷ đồng để mở rộng đường giao thông.

Người đàn ông xứ đạo góp sức xây dựng quê hương

Đoạn đường được gia đình ông Thống hiến đất để xây dựng, mở đường đi lại cho các hộ dân xung quanh.

Riêng gia đình ông Thống, trong năm 2019 đã hiến hơn 300 m2 đất và bỏ ra thêm số tiền gần 300 triệu đồng mở một con đường mới, đi ngang qua mảnh đất của gia đình để tạo sự thuận tiện trong đi lại cho các hộ dân xung quanh.

Với những hộ dân phải phá bỏ tường rào để hiến đất, ông Thống đã chủ động hỗ trợ họ một phần kinh phí để xây dựng lại các công trình. Ông Thống chia sẻ: “Tôi mong muốn góp chút của cải để tạo thêm động lực cho người dân trong thôn chung sức xây dựng thành công khu dân cư NTM kiểu mẫu”.

Người đàn ông xứ đạo góp sức xây dựng quê hương

Ông Thống thường xuyên trò chuyện, trao đổi ý kiến với thôn, xã để tìm ra những giải pháp hiệu quả trong xây dựng NTM ở thôn Nhân Hòa.

Để có thêm kinh phí xây dựng thôn Nhân Hòa giàu đẹp hơn, trong năm 2021, ông Thống hỗ trợ thôn hơn 20 triệu đồng xây dựng sân bóng. Đến năm 2022, ông Thống đã chủ động hỗ trợ thêm cho thôn hơn 100 triệu đồng tạo nguồn lực xây dựng NTM. Nhờ sự đồng thuận của Nhân dân, sự linh hoạt của địa phương và sự hỗ trợ nguồn lực từ ông Thống mà chỉ trong vòng nửa năm 2022, thôn Nhân Hòa đã có sự đổi thay vượt bậc, cơ sở hạ tầng được xây dựng và nâng cấp ngày càng khang trang, đồng bộ.

Hiện, toàn thôn đã hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng gần 3,2 km đường giao thông, 850m mương thoát nước, trồng thêm 2,1 km hàng rào xanh, các tuyến đường được mở rộng từ 3m lên 7 - 9m, các tuyến trục đường chính đều được bó vỉa, lát gạch đảm bảo mỹ quan.

Người đàn ông xứ đạo góp sức xây dựng quê hương

Không chỉ đóng góp tiền của, ông Thống còn tích cực cùng người dân lao động, góp công sức xây dựng các công trình.

Ngoài việc hỗ trợ các đoàn thể, đóng góp kinh phí xây dựng NTM, ông Thống cũng là thành viên tích cực, gương mẫu trong các hoạt động của địa phương. Ông Lê Văn Tri – người dân thôn Nhân Hòa cho biết: “Ông Thống là người truyền cảm hứng cho chúng tôi để cùng nhau noi gương, xây dựng quê hương phồn vinh hơn. Đã có những lúc, giữa trưa nắng hè hay đêm đến, ông Thống vẫn cặm cụi sửa đường, cắt cây, tỉa cành cho đường làng… Những hình ảnh đó khiến chúng tôi rất cảm phục”.

Người đàn ông xứ đạo góp sức xây dựng quê hương

Ông Thống luôn tranh thủ mọi thời gian để làm đẹp cho các con đường ở quê nhà...

Ông Lê Văn Tuấn - Thôn thôn Nhân Hòa chia sẻ: “Ông Thống đã có đóng góp không nhỏ cả về vật chất lẫn tinh thần, là cầu nối giữa Nhân dân và cán bộ thôn. Ông cũng rất hăng hái, nhiệt tình với các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM”. Ông Thống luôn là người dân đi đầu, truyền cảm hứng cho bà con giáo dân thực hiện “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, góp phần làm đẹp đạo theo đúng tinh thần yêu thương của người công giáo.

Người đàn ông xứ đạo góp sức xây dựng quê hương

... chăm chút cho bức tranh NTM thôn Nhân Hòa thêm tươi sáng.

Cùng với việc góp công, góp sức để xây dựng NTM ở Nhân Hòa, ông Thống còn được biết đến là một người giàu lòng nhân ái. Từ năm 2010, lúc gia đình đã có điều kiện kinh tế khá giả hơn, vào các dịp lễ, tết, ông đều bỏ tiền riêng để tặng quà cho những người kém may mắn trong thôn.

Bên cạnh đó, ông còn hỗ trợ tiền cho người nghèo khó, không có tiền chữa bệnh khi ốm đau, người tàn tật, trẻ em mồ côi… Riêng tết năm 2022, ông đã đến từng nhà hỏi thăm và tặng quà với tổng trị giá 50 triệu đồng cho các hộ gia đình gặp khó khăn, già cả, neo đơn trong vùng nhằm động viên họ vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống.

Người đàn ông xứ đạo góp sức xây dựng quê hương

Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự tích cực của ông Thống mà bà con giáo dân trong vùng luôn đoàn kết, hỗ trợ cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng quê hương.

Nói về mong muốn của bản thân, ông Thống chia sẻ: “Tôi cảm thấy bản thân và con cái có được nhiều may mắn, thành công trong công việc, có thêm chút điều kiện nên tôi muốn sẻ chia cùng với mọi người. Sau này, tôi cũng chỉ mong muốn bản thân có sức khỏe tốt để đồng hành cùng người dân trong thôn phát triển đi lên, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh hơn”.

Tấm gương của giáo dân Lê Văn Thống là điển hình trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào xây dựng NTM ở Nhân Hòa. Nhờ sự sẻ chia, truyền cảm hứng của ông Thống mà người dân trong vùng đều tích cực lao động sản xuất, góp sức xây dựng quê hương, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bền vững tại địa phương.

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương Trần Thị Yên

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.