Người dân phấn khởi nhận tiền bồi thường sự cố môi trường biển

(Baohatinh.vn) - Sau một quá trình với bao vất vả của chính quyền các cấp, ngành chức năng và đội ngũ cán bộ cơ sở, chiều 30/10, những người dân đầu tiên trong số hàng ngàn người bị thiệt hại do sự cố môi trường biển ở Hà Tĩnh đã bắt đầu nhận được tiền đền bù.

Hội trường UBND xã Thịnh Lộc (Lộc Hà) chiều 30/10 nhộn nhịp người. Người đến nhận tiền bồi thường, người đến nghe ngóng, mong đợi đến lượt mình trong những ngày tiếp theo. Hội đồng Bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển huyện Lộc Hà bố trí người hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, chứng minh nhân dân và chi trả tiền một cách nhanh chóng, thuận tiện.

nguoi dan phan khoi nhan tien boi thuong su co moi truong bien
nguoi dan phan khoi nhan tien boi thuong su co moi truong bien

Bí thư Tỉnh ủy động viên, khuyến khích ngư dân sử dụng đồng tiền được bồi thường hợp lý, hiệu quả

Người dân đến nhận tiền, sau khi được kiểm tra các giấy tờ, thủ tục theo yêu cầu, ngay lập tức được ký nhận tiền và giải ngân tại chỗ. Huyện còn bố trí cán bộ ngân hàng trực tiếp nhận tiền gửi hoặc làm sổ tiết kiệm cho dân, nhằm giúp dân cất giữ tiền an toàn cũng như có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Chỉ trong một buổi chiều, 1,496 tỷ đồng đã nhanh chóng được giải ngân cho 30 người, gồm 15 chủ tàu thuyền và 15 lao động ở Thịnh Lộc.

Chị Trương Thị Hương, thôn 5 Quang Trung, xã Thịnh Lộc phấn khởi: “Hai vợ chồng tôi làm nghề đi lưới. Ảnh hưởng của đợt thiệt hại này, tôi nhận được 35,7 triệu đồng, chồng nhận được 64 triệu đồng. Đợt này nhận tiền, tôi gửi ở ngân hàng, sau đó sẽ rút một phần mua sắm ngư cụ bám biển, số còn lại để dành cho các con ăn học. Lâu nay biển gặp sự cố, đời sống gia đình khá vất vả. Nay nhận được số tiền bồi thường tôi rất phấn khởi. Tôi thấy xã, thôn, các cấp ngành rất có trách nhiệm với nhân dân trong vấn đề này”.

Ở tuổi ngoài 60, ông Lê Văn Súng, thôn 5 Quang Trung cũng tỏ rõ mừng vui khi được cầm trong tay số tiền lên đến hàng chục triệu đồng. Ông nói: “Vợ chồng tôi nhận được 64 triệu tiền bồi thường. Thiệt hại về nghề đánh cá của chúng tôi là rất lớn. Nhưng dù sao, nhận được số tiền này, tôi cũng rất phấn khởi. Tôi sẽ tiếp tục đầu tư ngư cụ bám biển sản xuất”.

Chung niềm vui này, anh Dương Văn Tấn, thôn Quang Trung nói: “Cảm ơn chính quyền xã và các ban ngành đã quan tâm đến người dân. Tôi nhận được 35,7 triệu đồng, nhưng cũng vừa mừng vừa lo. Tôi băn khoăn vì sự cố biển kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống của rất đông người dân. Số tiền này tôi sẽ chi cho con cái học hành và làm thêm một số việc khác trong khi nghề biển còn khó khăn. Tôi không có gì phải phàn nàn trong cách làm việc của thôn xóm và các cấp ngành”.

nguoi dan phan khoi nhan tien boi thuong su co moi truong bien

Người dân ký nhận tiền bồi thường

Ngư dân Võ Hồng Nga, thôn 4 Quang Trung nói: “Tôi nhận được 64 triệu đồng tiền hỗ trợ. Ngoài đầu tư làm nghề biển, tôi sẽ chăn nuôi thêm con bò, con me để cải thiện đời sống. Cách kê khai, đền bù của Nhà nước rất tốt, chúng tôi rất thỏa mãn, nhưng mất mát của người dân vẫn là quá lớn…”

Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Phan Văn Nhàn cho biết: Lộc Hà là một trong những huyện ảnh hưởng lớn do sự cố môi trường biển. Công tác kê khai được địa phương thực hiện chính xác, kịp thời, đúng đối tượng. Đến nay, huyện đã phê duyệt 207,183 tỷ đồng, trình Hội đồng thẩm định tỉnh 99,3 tỷ đồng và đã được phê duyệt 19,830 tỷ đồng tiền bồi thường. Ngày 27/10, nhận được phê duyệt của tỉnh, huyện đã cho niêm yết công khai và cho kiểm tra lại thông tin các hộ bị thiệt hại. Sau 3 ngày kiểm tra, có 16 đối tượng còn có ý kiến nên chúng tôi tạm gác lại; những người dân không còn thắc mắc, huyện bắt đầu tiến hành cho chi trả.”

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho biết: Tinh thần chỉ đạo của tỉnh là tập trung cao nhất, khoảng trong 15 ngày phải cơ bản chi trả xong cho người dân. Tuy nhiên, quan điểm, nguyên tắc là phải trả đúng đối tượng và luôn phải kiểm tra, giám sát, tránh sai sót, đảm bảo tất cả người thiệt hại phải được bồi thường. Tỉnh cũng chỉ đạo hướng dẫn người dân sử dụng tiền hiệu quả; khuyến khích người dân đầu tư vào tư liệu sản xuất, đặc biệt là đóng mới, cải hoán tàu thuyền, đầu tư ngư cụ đánh bắt, phát triển trồng trọt, chăn nuôi, các nghề để có thu nhập lâu dài. Khi chưa có phương án sản xuất, bà con nên gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi và và tìm phương án sản xuất ổn định cuộc sống lâu dài.

Mặc dù người dân rất phấn khởi khi nhận được số tiền bồi thường tương đối lớn, tuy nhiên, không ít người cũng bày tỏ băn khoăn về chuyện sinh kế lâu dài. Để ổn định đời sống ngư dân, đang rất cần những chiến lược mang tầm vĩ mô và có lộ trình lâu dài. Cùng với sự quan tâm của Nhà nước, hơn ai hết, người dân cũng cần nỗ lực, sáng tạo, vượt khó để có cuộc sống ổn định, bền vững.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.