Người dân ven biển Lộc Hà “trúng đậm” ốc ruốc

(Baohatinh.vn) - 4 ngày gần đây, ốc ruốc dạt vào bờ biển Lộc Hà (Hà Tĩnh) với mật độ dày đặc, người dân các xã ven bờ ra khai thác thu tiền triệu mỗi ngày.

Video: Quang cảnh đánh bắt ốc ruốc nhộn nhịp ven biển Lộc Hà.

Từ 8h sáng, vợ chồng anh Lê Văn Ngọc ở thôn Long Hải (xã Thạch Kim) đã chuẩn bị bao tải, cào ruốc có gắn lưới cước và một số vật dụng khác ra bãi biển giáp ranh giữa Thạch Kim với thị trấn Lộc Hà chờ thủy triều xuống để cào ốc ruốc. Cùng đi với vợ chồng anh Ngọc còn có một tốp khoảng 40 người dân trong vùng.

Trên tuyến bờ biển dài 12 km nối từ Thạch Kim ra Thịnh Lộc còn có khoảng 10 tốp khác, mỗi tốp khoảng 25 - 30 người, đi bắt ốc ruốc.

Người dân ven biển Lộc Hà “trúng đậm” ốc ruốc

Ngư dân thị trấn Lộc Hà ngồi chờ thủy triều xuống để bắt ốc ruốc.

Anh Lê Văn Ngọc cho biết: “Đã 4 ngày nay, ốc ruốc tấp vào bờ. Cứ vào lúc thủy triều xuống, bà con ven biển ở các xã Thạch Kim, thị trấn Lộc Hà, xã Thịnh Lộc đổ xô ra biển để đánh bắt.

Vì biển lặng, sóng êm, dễ làm việc nên các gia đình đã tạm gác các công việc khác để đi cào ốc. Lúc cao điểm trên bãi biển có thể lên đến 300 - 400 người, rất đông vui và nhộn nhịp”.

Người dân ven biển Lộc Hà “trúng đậm” ốc ruốc

Quang cảnh nhộn nhịp ở bờ biển khu vực giáp ranh giữa xã Thịnh Lộc với thị trấn Lộc Hà.

Mấy ngày nay, dọc theo bãi biển dài gần 12 km của huyện Lộc Hà, đâu đâu cũng thấy quang cảnh làm việc khẩn trương, hối hả, cảnh mua bán rầm rộ.

Tranh thủ 4 tiếng thủy triều rút, mọi người như chạy đua với thời gian, chiếc cào thô sơ có gắn lưới ở đáy cát hoạt động liên tục. Cứ mỗi lần bì bõm trên mặt nước (khoảng 25 phút, cách bờ khoảng 10 – 25m) là mỗi người có thể thu được 25-30 kg ốc ruốc trong đáy lưới.

Người dân ven biển Lộc Hà “trúng đậm” ốc ruốc

Đổ ốc ruốc vào bao tải chờ tiểu thương đến thu mua.

Anh Võ Hồng Thức ở thôn Nam Sơn (xã Thịnh Lộc) phấn khởi: “Mỗi ngày chỉ hoạt động được khoảng 4 tiếng lúc thủy triều xuống nhưng mỗi người phụ nữ có thể cào được 11-12 bao tải, còn đàn ông thì có thể cào được 17-20 bao (mỗi bao nặng 60-70 kg). Những người vừa khỏe vừa may mắn hơn có thể làm được 25 - 30 bao.

Những ngày đầu, ốc được bán ngay tại bãi với giá 90 nghìn đồng/bao (khoảng 1.300 đồng/kg), nhưng hôm nay đánh được nhiều, ốc ruốc cũng đã dạt vào các vùng biển khác trong tỉnh nên giá thu mua giảm xuống còn 70 nghìn đồng/bao (gần 1.000 đồng/kg)".

"Mấy ngày nay, vợ chồng tôi thu nhập từ 2-3 triệu đồng/ngày”, anh Thức chia sẻ thêm.

Người dân ven biển Lộc Hà “trúng đậm” ốc ruốc

Ốc ruốc con nhỏ là nguồn thức ăn nuôi tôm hùm.

Ông Nguyễn Đức ở thôn Yên Điềm (xã Thịnh Lộc) cho biết: “Hằng năm, từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch là ốc ruốc lại theo sóng tràn vào khu vực sát bờ biển Lộc Hà. Năm nay, lượng ốc vào nhiều gấp 1,5 lần các năm trước, nhiều bãi có mật độ rất dày nên dễ đánh bắt.

Nhiều gia đình sinh sống ven bãi biển đã huy động tối đa nhân lực để ra biển kiếm tiền triệu mỗi ngày. Tuy đã đánh bắt được số lượng lớn nhưng ốc ruốc gần bờ hiện vẫn còn nhiều, vì vậy, những ngày tới, bà con chúng tôi sẽ tiếp tục ra đây khai thác”.

Người dân ven biển Lộc Hà “trúng đậm” ốc ruốc

Ốc ruốc được đóng thành từng bao tải chở vào nơi tập kết.

Mấy ngày qua, bình quân mỗi ngày, người dân ven biển Lộc Hà cào được khoảng 200 - 250 tấn, đánh được bao nhiêu được bán hết bấy nhiêu. Tất cả ốc ruốc sau khi cào được bán ngay cho các thương lái trong và ngoài tỉnh. Hằng ngày, có khoảng 10 xe đông lạnh lớn nhỏ của các tiểu thương, đầu mối thu mua ở Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh tìm đến mua hàng.

Anh Trần Lê Long (một đầu mối thu mua đến từ tỉnh Thanh Hóa) cho biết: “Chúng tôi là một trong những đầu mối tham gia thu mua ốc ruốc tại đây. Bình quân mỗi ngày chúng tôi chở khoảng 50 - 55 tấn bằng container (2 chuyến) vào Nha Trang, Bình Thuận, Phú Yên... bán cho người nuôi tôm hùm. Để đủ hàng, chúng tôi phải thường xuyên có mặt ở bãi khai thác, hiệp đồng mua bán với người dân và mang theo công cụ (cào, bao tải, dây buộc...) để hỗ trợ họ khai thác".

Người dân ven biển Lộc Hà “trúng đậm” ốc ruốc

Những bao ốc ruốc được tập kết ở trên kè biển, chờ xe đến chở đi tiêu thụ.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Thịnh Lộc Nguyễn Văn Thành cho biết: “Lượng ốc ruốc tấp vào bờ năm nay tăng đột biến giúp cho người dân ven biển có thu nhập khá vào thời điểm này. Chúng tôi cũng động viên, khuyến khích bà con tích cực tham gia lao động và nhắc nhở bà con chú ý đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái...”.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.