Người dân vùng dự án mỏ sắt Thạch Khê bao giờ mới an cư?

(Baohatinh.vn) - Năm 2011, dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) buộc phải tạm dừng do phát sinh nhiều bất cập, hệ lụy. Từ đó đến nay, dù có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển văn hóa, du lịch…, nhưng các xã vùng bãi ngang Thạch Hà dần bị tụt hậu về mọi mặt so với địa phương khác; sản xuất bị ngưng trệ, người dân chưa thể an cư…

Người dân vùng dự án mỏ sắt Thạch Khê bao giờ mới an cư?

Công trường bóc đất tầng phủ mỏ sắt Thạch Khê. Tháng 9/2010

Chưa thể an cư, sản xuất bị ngưng trệ

Trong làn gió đổi mới của đất nước, nhất là sau ngày tái lập tỉnh Hà Tĩnh, cấp ủy, chính quyền đã có nhiều chủ trương để phát triển kinh tế xã hội, đầu tư xây dựng hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, tại các xã vùng bãi ngang huyện Thạch Hà, người dân nơi đây chưa thể “an cư, lạc nghiệp” khi dự án mỏ sắt Thạch Khê tạm dừng khai thác hơn 11 năm qua đã, đang gây ra nhiều hệ lụy.

Người dân vùng dự án mỏ sắt Thạch Khê bao giờ mới an cư?

Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong vùng từ 11 đến 13,7%.

Dự án dang dở, tạm dừng, huyện và các địa phương không thể lập quy hoạch phát triển KT-XH, không thu hút, triển khai được các dự án đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng. Trú sở làm việc, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, đường giao thông chỉ sửa chữa, vá víu, không được đầu tư làm mới.

Đơn cử, trú sở và hội trường xã Đỉnh Bàn xây dựng gần 30 năm đã hư hỏng, HĐND huyện đã có nghị quyết trích ngân sách và các nguồn khác 15 tỷ đồng để đầu tư xây dựng nhưng các cấp, ngành chức năng không nhất trí vì công trình nằm trong vùng dự án mỏ, chưa có chủ trương làm mới; trú sở xã Thạch Hải sử dụng nhà cấp 4 của Trạm Thủy sản huyện đã gần 40 năm; 10 phòng làm việc của xã Thạch Khê đều xuống cấp, hư hỏng vẫn không được sửa chữa. Một số trường học không đạt chuẩn, đường giao thông không được mở rộng và đầu tư nâng cấp như các địa phương khác.

Người dân vùng dự án mỏ sắt Thạch Khê bao giờ mới an cư?

Trạm Thủy sản huyện là nhà cấp 4 đã sử dụng gần 40 năm, được chuyển giao cho xã Thạch Hải làm trú sở.

Ông Ngô Văn Ngọc - Bí thư Đảng ủy xã Đỉnh Bàn trăn trở: “Nhiều đêm khó ngủ, nghĩ cũng buồn. Mình cũng Bí thư, Chủ tịch được dân bầu, xã cử, không đến nỗi thấp kém gì, nhưng thời gian cứ trôi đi hết nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác không làm được gì cho dân, cho phong trào. Nhìn sang xã bạn mà thèm, cảm thấy có nợ với dân nhiều lắm”!.

Người dân vùng dự án mỏ sắt Thạch Khê bao giờ mới an cư?

Nhà văn hóa được xây tại khu tái định cư Thạch Khê đã hư hỏng

Các xã trong vùng mỏ có trên 550 hộ gia đình con đã trưởng thành nhưng không thể tách hộ vì không được cấp đất (riêng xã Thạch Hải có 187 hộ). Nhiều hộ 3-4 thế hệ trong một nhà, rất bí bách trong cuộc sống và sinh hoạt. Một số gia đình đã tự tách hộ, xây nhà cho con; khi chính quyền can thiệp thì phản ứng, bức xúc. Chính quyền thấu hiểu, thương dân nhưng không thể làm khác.

Sản xuất bị ngưng trệ do không có nguồn nước thủy lợi, đất sản xuất đã bàn giao cho dự án, số diện tích còn lại do bị cát vùi lấp nên không thể sản xuất, hàng chục năm nay phần lớn diện tích chỉ sản xuất 1 vụ. Riêng 8 thôn thuộc xã Thạch Khê và Đỉnh Bàn có trên 150 ha bị hoang hóa vì cát vùi, khô hạn. Nhiều mô hình kinh tế và các cây trồng truyền thống như rau, củ, quả cung cấp cho thị trường thành phố, nay không thể duy trì sản xuất. Môi trường ảnh hưởng nặng nề, nhất là cát chảy mùa mưa, cát bay mùa nắng.

Người dân vùng dự án mỏ sắt Thạch Khê bao giờ mới an cư?

Nhiều người dân các xã bị ảnh hưởng sống thiếu thốn đủ bề suốt thời gian dài.

Một số vùng ở Đỉnh Bàn nguồn nước cạn kiệt, cây cối khô héo, khoan giếng sâu 15m vẫn không có nước. Nhiều hộ phải mua nước ngọt để dùng, có hộ mỗi tháng sử dụng 30 bình nước, mỗi bình 8.000 đồng. Lao động không có việc làm, phải ly quê mưu sinh, người ở lại quê chủ yếu là các cụ già, mất sức lao động.

Do đó, đời sống của Nhân dân hết sức khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong vùng từ 11 đến 13,7%. Nguồn thu ngân sách rất nghèo, 9 tháng đầu năm 2022, xã thu nhiều nhất gần 250 triệu đồng, xã thấp 160 triệu đồng, đạt 5,6% đến 20% kế hoạch giao.

Người dân vùng dự án mỏ sắt Thạch Khê bao giờ mới an cư?

Bãi thải đất tầng phủ cao 50-60m đã bị xói mòn, trôi chảy xuống đồng ruộng và mong mỏ

Tiềm năng du lịch chưa thể khai thác

Bãi ngang Thạch Hà là vùng đất có tiềm năng, lợi thế. Dân số 10 xã có gần 4,5 vạn người. Bờ biển dài gần 30km, nhiều bãi tắm đẹp, có các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Riêng 5 xã trong vùng mỏ gồm Thạch Khê, Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Trị và Thạch Lạc có 40 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2 di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia là Di chỉ khảo cổ Cồn Sò ở Thạch Lạc và Đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi. Cửa biển Nam Giới và Quỳnh Viên Long Ngâm là một danh thắng nổi tiếng, gắn với Đền thờ Chiêu Trưng Đại Vương, chùa Quỳnh Viên thành một quần thể du lịch sinh thái gắn văn hóa tâm linh.

Người dân vùng dự án mỏ sắt Thạch Khê bao giờ mới an cư?

Danh thắng Quỳnh Viên - Nam Giới, nơi rồng vươn ra biển.

Là vùng quê có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với bờ biển dài, cát mịn, có Quỳnh Viên danh thắng thơ mộng, năm 2000, huyện đã lập dự án phát triển “Du lịch sinh thái biển Thạch Hải” và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư dự án “Du lịch sinh thái Quỳnh Viên” giai đoạn 1 là 150 tỷ đồng. Sau 5 năm, các dự án đang trên đà phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, đời sống và bộ mặt nông thôn Thạch Hải thực sự được cải thiện thì phải dừng vì liên quan đến quy hoạch khai thác mỏ, nhiều nhà đầu tư được cấp phép và thuê đất đã “dứt áo” ra đi.

Đã 15 năm, kể từ ngày khởi công dự án và đến 11 năm Chính phủ có quyết định tạm dừng đã để lại bao hệ lụy, khó khăn cho Nhân dân vùng mỏ. Chính quyền cơ sở và người dân mong Đảng và Nhà nước sớm có những quyết sách đúng đắn và kịp thời vì sự phát triển của địa phương và cuộc sống của người dân. Dư luận chung cho rằng “cơm chưa ăn thì gạo hãy còn”, cứ để dành cho con cháu mai sau. Khi nào mỏ được thăm dò, đánh giá khách quan và đầy đủ về các thông số kỹ thuật; khi có công nghệ khai thác hiện đại và tìm chọn đối tác có năng lực tài chính đủ mạnh mới khai thác cũng chưa muộn.

Vì cuộc sống mưu sinh và sự phát triển của quê hương, cư dân vùng mỏ nói riêng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh nói chung đang từng ngày mong chờ những quyết sách khoa học, kịp thời của nhà nước./.

Nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.