Người dân xã biển Hà Tĩnh đi xa về là đến thẳng trạm y tế khai báo

(Baohatinh.vn) - Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho người thân và gia đình của các công dân nên khi đi xa trở về địa bàn, các công dân ở xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đều tự giác đến trạm y tế khai báo và được hướng dẫn các biện pháp phòng, dịch Covid-19.

Đi làm nghề biển tại đảo Cô Tô (Quảng Ninh), ngày 31/1, bác Trần Văn Thự (thôn 3, xã Cẩm Lĩnh) bắt tàu về Hải Phòng, sau đó bắt xe trở về địa phương để đón tết.

Người dân xã biển Hà Tĩnh đi xa về là đến thẳng trạm y tế khai báo

Sau khi chấp hành nghiêm túc khai báo y tế và được điều tra kỹ lưỡng dịch tễ, bác Thự (phía trong bên trái) được ngành y tế yêu cầu tự theo dõi sức khỏe tại nhà.

“Mặc dù làm ở Cô Tô nhưng do trên đất liền Quảng Ninh dịch đang nguy hiểm quá nên tôi cùng một số người đi thuyền sang thẳng Hải Phòng để bắt xe trở về quê cho an toàn. Khi về đến quê, chúng tôi bảo nhà xe chở thẳng đến trạm y tế để khai báo” – bác Thự cho biết.

Sau khi khai báo y tế, điều tra kỹ yếu tố dịch tễ, bác Thự được trạm y tế yêu cầu về tự theo dõi sức khỏe tại nhà.

Đó một trong rất nhiều trường hợp công dân của Cẩm Lĩnh về trên địa bàn chấp hành nghiêm túc việc khai báo y tế. Được biết, Cẩm Lĩnh là địa phương có số lượng người đi làm nghề lặn biển và nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh đông nhất huyện Cẩm Xuyên.

Người dân xã biển Hà Tĩnh đi xa về là đến thẳng trạm y tế khai báo

Lao động Cẩm Lĩnh từ Quảng Ninh, Hải Dương khi về đến quê đều lên thẳng trạm y tế để khai báo y tế.

Theo bác sỹ Thái Văn Mạn – Trạm trưởng Trạm Y tế Cẩm Lĩnh, tính đến hết ngày 4/2, toàn xã có 223 người đi từ các tỉnh, thành đang có dịch về, trong đó có khoảng một nửa là từ Quảng Ninh. Điều đáng mừng là đến nay, bà con đều chấp hành nghiêm việc khai báo y tế, chưa có trường hợp nào giấu giếm khai báo y tế.

Hầu hết lao động Cẩm Lĩnh đi làm việc ở Quảng Ninh đều làm trên biển nên nguy cơ dịch không cao như ở đất liền, mặc dù vậy bà con rất có ý thức trong phòng, chống dịch.

Theo thông tin từ trạm y tế xã, khi nhận biết được trên đất liền của Quảng Ninh dịch diễn biến phức tạp, rất nhiều lao động Cẩm Lĩnh không lên trên đất liền của Quảng Ninh mà chủ động đi tàu từ các đảo sang thẳng Hải Phòng sau đó mới bắt xe về quê. Chính vì vậy, khi về là xe biển kiểm soát của Hải Phòng chở về nhưng khi khai báo thì bà con đều rất trung thực khai mình làm việc ở Quảng Ninh.

Người dân xã biển Hà Tĩnh đi xa về là đến thẳng trạm y tế khai báo

Ngay cả những trường trở về từ các tỉnh, thành không có dịch như: Đà Nẵng, Huế cũng chủ động khai báo y tế.

“Đặc biệt, rất đông người từ vùng Quảng Ninh khi trở về quê đều thuê xe cá nhân từ 4 - 7 chỗ và chuẩn bị đầy đủ nước, nhu yếu phẩm để hạn chế việc dừng dọc đường. Điều này có thể khiến bà con tốn kém hơn nhưng lại giảm được nguy cơ dịch. Khi về đến quê là lên thẳng trạm để khai báo đầy đủ” – điều dưỡng Lê Thanh Dương (Trạm Y tế Cẩm Lĩnh) chia sẻ.

Để phục vụ người dân khai báo y tế, trong một tuần trở lại đây, Trạm Y tế xã Cẩm Lĩnh đều bố trí cán bộ thay nhau trực từ đầu hôm đến sáng để khi bà con về đến trạm là có thể thực hiện ngay việc khai báo y tế. Ngoài ra, trạm còn phân công 6 cán bộ phụ trách 6 thôn để vừa tuyên truyền bà con chấp hành quy định phòng dịch vừa giám sát, theo dõi khi có người phải cách ly y tế tại nhà.

Người dân xã biển Hà Tĩnh đi xa về là đến thẳng trạm y tế khai báo

Điều dưỡng Trạm Y tế Cẩm Lĩnh Lê Thanh Dương cho biết bà con Cẩm Lĩnh rất có ý thức trong công tác khai báo y tế, phòng, chống dịch.

Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh Nguyễn Công Tùng cho biết: "Mặc dù được nhận định là địa phương có nhiều nguy cơ về dịch khi số lượng người từ Quảng Ninh, Hải Dương về đông, song nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bà con nên đến nay các công dân đi từ vùng dịch về đều khai báo rất nghiêm túc và tự giác.

Tuy vậy, chúng tôi vẫn không chủ quan mà đang tiếp tục chỉ đạo y tế và công an bám sát các thôn để nắm bắt tình hình người về, đề phòng sắp tới có những trường hợp trở về mà không khai báo y tế để chấn chỉnh kịp thời".

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?