Người Hà Tĩnh bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước nhân dịp Quốc khánh 2/9

(Baohatinh.vn) - Chào mừng kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021), 190 năm thành lập (1831-2021) và 30 năm tái lập tỉnh (1991-2021), người dân Hà Tĩnh bày tỏ niềm xúc động, tự hào với truyền thống cách mạng, với những thành quả to lớn của đất nước, quê hương.

Người Hà Tĩnh bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước nhân dịp Quốc khánh 2/9

Ông Phan Văn Sỹ - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Can Lộc:

Cách mạng đã làm nên những mùa quả ngọt

Tôi sinh năm 1950, trong một gia đình nông dân tại xã Gia Hanh (Can Lộc). Thuở nhỏ, tôi rất thích được nghe bố mẹ kể về Nhân dân Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung khởi nghĩa giành chính quyền, rồi giây phút Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Càng lớn lên, tôi càng hiểu sâu sắc, nhờ cách mạng, cuộc đời của ông bà, bố mẹ mình đã được thay đổi.

Người Hà Tĩnh bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước nhân dịp Quốc khánh 2/9

Ông Phan Văn Sỹ - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Can Lộc

Chính vì vậy, tôi đã tự nhủ mình không ngừng học tập, rèn luyện và cống hiến để xứng đáng với công lao của các bậc tiền nhân. Năm 19 tuổi, tôi vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Suốt hơn 30 năm cống hiến với nhiều vị trí như: giảng viên Trường Đảng huyện, Bí thư Huyện đoàn, Phó Bí thư Huyện ủy Can Lộc…, tôi luôn nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, đạt nhiều thành tích. Nay về nghỉ hưu, tôi vẫn luôn dõi theo sự phát triển không ngừng của quê hương, đất nước; luôn thể hiện vai trò tuổi cao gương sáng, cây cao bóng cả để con cháu học tập, noi theo.

Ông Phạm Huy Tưởng - xã Hương Trà (Hương Khê):

Hạnh phúc khi quê hương ngày càng đổi mới

Đối với tôi, Quốc khánh 2/9 luôn là ngày lễ thiêng liêng nhất. Càng phấn khởi hơn khi năm nay ngày lễ trọng đại lại trùng với dịp kỷ niệm 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh. Từ cuộc sống khó khăn, nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng, chính sách phù hợp của Nhà nước và của tỉnh trong phát triển KT-XH, nhất là xây dựng nông thôn mới, cuộc sống của những người dân vùng sâu, vùng xa như chúng tôi thay đổi rõ rệt. Hương Trà chúng tôi đã bứt phá trở thành 1 trong 2 xã đầu tiên của tỉnh được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Người Hà Tĩnh bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước nhân dịp Quốc khánh 2/9

Ông Phạm Huy Tưởng - xã Hương Trà (Hương Khê)

Kỷ niệm 76 năm Quốc khánh, 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh, nhìn lại những thành tựu mà đất nước và tỉnh nhà đạt được, tôi cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào. Chúng tôi thường nhắc nhở, động viên nhau, mỗi ngày hãy nỗ lực bằng những việc làm thiết thực nhất để xây đắp thành quả mới trên quê hương mình.

Cô Lê Thị Hòa - giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh:

Động lực để tôi đến giảng đường mỗi ngày

Ngay từ nhỏ, qua những kiến thức được học ở trường, rồi được nghe chuyện kể của những người đi trước, tôi cảm nhận được khí thế sục sôi của một thời cả dân tộc vùng lên đấu tranh, đập tan xiềng xích của thực dân phong kiến, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Sự hy sinh của bao thế hệ cha ông và những trang sử vẻ vang của dân tộc luôn là ngọn lửa rực cháy, truyền cho tôi nghị lực, ý chí phấn đấu và sự mong mỏi được cống hiến.

Người Hà Tĩnh bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước nhân dịp Quốc khánh 2/9

Cô Lê Thị Hòa - giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh

Năm 2017, sau khi hoàn thành khóa đào tạo thạc sỹ ở Anh với chuyên ngành TESOL (giảng dạy tiếng Anh) do Chính phủ Anh tài trợ, dù có nhiều lời mời gọi công tác ở nước ngoài nhưng tôi quyết tâm trở về quê hương để thực hiện ước mơ của mình. Tôi cũng rất vinh dự và tự hào bởi sau thời gian nỗ lực phấn đấu, bản thân đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Niềm vinh dự, tự hào đó luôn là động lực cổ vũ tôi trong mỗi ngày đến giảng đường và trong quá trình giảng dạy, tôi luôn lồng ghép truyền đạt những kiến thức về truyền thống của dân tộc đến các thế hệ sinh viên.

Đại úy Ngô Phúc Lương - Trưởng Công an xã Thạch Văn (Thạch Hà):

Tự hào tiếp nối truyền thống cha ông

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại xã Thạch Trị (Thạch Hà), từ nhỏ tôi đã được ông bà mình kể lại những ngày Nhân dân Thạch Hà vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

Thỏa ước mơ trở thành người chiến sỹ công an nhân dân, sau quá trình phấn đấu học tập và rèn luyện, năm 2009, tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân, tôi được điều về công tác tại Công an huyện Thạch Hà và hiện là Trưởng Công an xã Thạch Văn.

Người Hà Tĩnh bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước nhân dịp Quốc khánh 2/9

Đại úy Ngô Phúc Lương - Trưởng Công an xã Thạch Văn (Thạch Hà)

Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, tôi đang cùng đồng đội ngày đêm trên tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Mặc dù luôn đối mặt với bao khó khăn, vất vả, kể cả những hiểm nguy, nhưng chúng tôi luôn tự hào là những người trên tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sự bình yên cho Nhân dân; xứng đáng với sự hy sinh của lớp lớp cha anh vì nền độc lập dân tộc.

Chị Nguyễn Thị Dung - Bí thư Đoàn thị trấn Cẩm Xuyên:

Nỗ lực xung kích vì cộng đồng

Hằng năm, cứ mỗi dịp Quốc khánh, tôi lại cùng các bạn ĐVTN ôn lại những trang sử hào hùng của quê hương, dân tộc. Dịp 2/9 này, cùng với công tác tình nguyện, Đoàn thanh niên thị trấn chúng tôi sẽ tổ chức các buổi sinh hoạt truyền thống bằng hình thức trực tuyến.

Người Hà Tĩnh bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước nhân dịp Quốc khánh 2/9

Chị Nguyễn Thị Dung - Bí thư Đoàn thị trấn Cẩm Xuyên

Những ngày vừa qua, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, tôi cùng các bạn ĐVTN đã thành lập đội tình nguyện xung kích trên tuyến đầu chống dịch gồm 15 thành viên. Đội thanh niên tình nguyện xung kích đã làm nhiều việc ý nghĩa như đi chợ hộ, giúp người dân trong khu phong tỏa gặt lúa hè thu... Chúng tôi hiểu rằng, việc chung tay chống dịch cùng chính quyền và Nhân dân cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước. Thế hệ trẻ hôm nay luôn ý thức rằng, phải nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, cống hiến trên nhiều lĩnh vực hơn nữa để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đọc thêm

Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.