Người hoạ sỹ hơn nửa thế kỷ gắn bó với tranh sơn dầu

(Baohatinh.vn) - Dù tuổi đã ngoài 90 tuổi nhưng ông Trần Lê Khả (trú xã Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn giữ nguyên niềm đam mê hội hoạ với chất liệu sơn dầu.

Tác phẩm đầu tay có "chất liệu" từ chiến trường

Năm 1949, chàng thanh niên Trần Lê Khả (SN 1930) theo học Trường Thiếu sinh quân và được cử đi học tại Trung Quốc (giai đoạn 1951 – 1952). Thời gian học tại nước bạn, ông được tiếp cận nền văn hoá hội hoạ với các thể loại tranh thuỷ mặc, tranh thư pháp… trong sự hiếu kỳ, thích thú.

k2.jpg
Ông Khả vẫn còn lưu giữ nhiều tư liệu sách, báo về nghệ thuật.

Sau khi ra trường, năm 1953, ông Khả được biên chế về Sư đoàn 351 với nhiệm vụ ghi chép tư liệu, thông số trên các trận địa bắn pháo của quân ta. Lúc bấy giờ, ông thường tái hiện lại các trận đánh của đơn vị trên trang giấy. Ban đầu là những nét phác hoạ đơn sơ bằng bút chì, đến chút tô điểm bằng màu nước, cuối cùng là những bức tranh trận địa pháo đồ sộ bằng chất liệu sơn dầu.

“Trong Sư đoàn của tôi thời điểm ấy có 4 – 5 chiến sỹ vẽ rất đẹp. Họ thường lựa chọn các đề tài như: người lính, thôn quê, trận địa pháo... để vẽ. Cũng nhờ những đồng đội này hướng dẫn kỹ năng cơ bản, tôi đã có các tác phẩm đầu tay, tái hiện những trận địa pháo của Sư đoàn 351”, ông Trần Lê Khả nhớ lại.

Thời gian đầu, ông cùng đồng đội dùng bút chì để phác hoạ rồi đánh những mảng màu đen trắng. Sau đó, mọi người bắt đầu đi tìm những chất liệu sơn dầu tại các phố phường Hà Nội để vẽ các bức tranh quy mô hơn.

k4.jpg
Ông Khả giới thiệu tác phẩm "Phong cảnh" được vẽ bằng sơn dầu.

Theo ông Khả, sơn dầu là "chất liệu vua" của hội hoạ. Chất liệu sơn dầu kỳ công từ khâu chọn màu, pha màu đến đánh các mảng màu trên nền vải. Đặc biệt, chất liệu này vào thời chiến rất hiếm và đắt nên ai dùng cũng phải tiết kiệm nhất có thể.

Năm 1956, ông Khả xuất ngũ, về công tác ở Viện Thiết kế giao thông thuỷ bộ (thuộc Bộ GTVT) với vai trò kỹ sư thiết kế, tham gia xây dựng hệ thống cầu đường suốt dải đất miền Trung, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ trên mặt trận giao thông. Năm 1968, ông chuyển về Ty Văn hoá Hà Tĩnh, là hoạ sỹ thuộc Phòng Văn nghệ. Đến năm 1975, ông chuyển về Phòng Văn hoá thông tin huyện Can Lộc.

Ông Khả về hưu năm 1980. Lúc bấy giờ, ông vẫn hỗ trợ địa phương vẽ tranh tuyên truyền, cổ động. Đến năm 1985, ông gia nhập Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh với vai trò hội viên chuyên ngành Mỹ thuật và hoạt động tích cực, tham gia nhiều cuộc triển lãm hội hoạ từ đó đến nay.

Gia tài của người họa sỹ già

Đối với ông Trần Lê Khả, gia tài lớn nhất là những tác phẩm nghệ thuật còn lại của bản thân. Trước đây, ông vẽ hàng chục bức tranh sơn dầu, song thường bị thất lạc trên chiến trường hoặc tặng kỷ niệm cho bạn bè nên số lượng tranh được lưu còn rất ít.

anhphapđl.jpg
Bức "Trận địa pháo Đồng Lộc" (chất liệu sơn dầu, vẽ năm 1999).

“Trận địa pháo Đồng Lộc (chất liệu sơn dầu, vẽ năm 1999) là bức tranh tâm huyết nhất trong cuộc đời hội hoạ của tôi. Với những mảng màu rực lửa, bức tranh như tái hiện lại sự khốc liệt của chiến trường Đồng Lộc năm nào”, ông Khả cho biết.

Tranh sơn dầu của ông Khả có bản sắc riêng, bút pháp khoẻ khoắn cùng sự hài hoà tổng thể. Bố cục trong tranh cũng tạo cho người xem sự hứng thú bởi nó vượt ra khỏi những quy luật phối cảnh trong hội hoạ, đôi chỗ tưởng như thiếu nhưng nhờ màu sắc đậm nhạt lại giữ vững cả bố cục cho bức tranh. Với gam màu lạnh cùng những lát cắt trầm riêng biệt, hoạ sỹ Trần Lê Khả đã cho thấy sự sống động trên từng bức vẽ.

Thiết kế chưa có tên-5.jpg
Những tác phẩm tranh sơn dầu tâm huyết của hoạ sỹ Trần Lê Khả.

“Những bức ký hoạ chỉ mất từ 1 – 2 tiếng đồng hồ, nhưng những bức tranh sơn dầu có thể tốn từ 1,5 – 2 tháng mới hoàn thiện được. Trong mỗi bức tranh, tôi lưu giữ lại một câu chuyện, một chút cảm xúc và đôi lúc có thể là chất thơ trong tranh. Hội hoạ, âm nhạc, chất thơ nuôi lớn tâm hồn nghệ sĩ trong tôi”, ông Khả chia sẻ.

Một số tác phẩm tranh của ông có thể kể tới như: Quê nhà (năm 1998), Chân dung (năm 2001), Một góc chợ Nghèn (năm 2002), Lên chùa (năm 2013)… Ngoài ra, ông còn xuất bản cuốn Hoạ và Thơ – Trần Lê Khả (năm 2013) với những tác phẩm thơ và nhiều bức tranh đẹp của ông.

k7.jpg
Những đóng góp của ông Trần Lê Khả đã các bộ, ngành, đơn vị ghi nhận.

Những đóng góp trong hoạt động nghệ thuật của ông đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) tặng Huy chương "Vì sự nghiệp văn hoá quần chúng" (năm 2000); Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tặng thưởng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam" (năm 2007); Hội đồng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Du (lần thứ 3: 1995 - 2000) trao bằng chứng nhận giải C cho tác phẩm chùm tranh...

k3.jpg
Ông Trần Lê Khả đang hoàn thiện bức vẽ "Gặt đầu mùa".

Ông Trần Lê Khả đang tiếp tục hoàn thiện bức vẽ "Gặt đầu mùa". Tuy đường nét có chậm lại, mảng màu dần mờ do tuổi đã cao nhưng tố chất người nghệ sĩ trong ông vẫn luôn rực lửa. Ngoài vẽ tranh, ông tiếp tục làm thơ, chơi đàn. Cũng theo ông Khả, việc tận hưởng những sở thích, đam mê và tích cực vận động là yếu tố để có cuộc sống vui khoẻ.

Ông Trần Lê Khả thế hệ hoạ sỹ "đời đầu" của tỉnh Hà Tĩnh. Với vai trò là tiền bối, ông luôn ân cần dẫn dắt nhiều thế hệ hoạ sỹ sau mình, hướng dẫn và hỗ trợ nhiều kiến thức về hội hoạ. Ông là tấm gương sáng để anh em hoạ sỹ thế hệ sau như chúng tôi học hỏi.

Tranh của ông Khả có chiều sâu, gửi gắm được nhiều tâm tư của người vẽ. Nhờ bố cục, màu sắc khác biệt mà các tác phẩm luôn để lại dấu ấn. Ông Khả luôn là một người anh trong nghề khiến tôi nể phục.

Hoạ sỹ Hoàng Hữu Trí - Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Video: Ông Trần Lê Khả 94 tuổi vẫn đam mê vẽ tranh sơn dầu.

Chủ đề Sáng tác Văn học Nghệ thuật

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.