Người thổi hồn dân ca ví, giặm ở miền sơn cước Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Lặng lẽ, miệt mài dâng cho đời, cho người những sản phẩm âm nhạc tha thiết, nặng nghĩa tình quê hương, nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Khởi (SN 1972, ở xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) như con tằm cần mẫn nhả những sợi tơ vàng óng.

Người thổi hồn dân ca ví, giặm ở miền sơn cước Hà Tĩnh

Trong gian phòng nhỏ, nghệ nhân Nguyễn Tiến Khởi miệt mài cho ra những tác phẩm mới

Lần nghe theo giọng hát và nhịp phách vọng ra từ gian phòng nhỏ tại Trung tâm phát triển Hương Bình, huyện Hương Khê, chúng tôi bắt gặp nghệ nhân Nguyễn Tiến Khởi đang miệt mài để cho ra những tác phẩm mới.

Giữa trưa hè tháng 6, anh chẳng dành chút thời gian nghỉ ngơi cho riêng mình bởi “Đang có đơn vị họ đặt tôi soạn lời tổ khúc dân ca để tham dự liên hoan. Đã hứa rồi phải làm, mà đã làm phải thật nghiêm túc, hơn nữa, cuốn vào âm nhạc tôi tách ra không được, làm xuyên trưa, xuyên đêm" - anh Khởi bộc bạch.

Người thổi hồn dân ca ví, giặm ở miền sơn cước Hà Tĩnh

Không chỉ là soạn lời, anh Nguyễn Tiến Khởi còn là diễn viên xuất sắc (Trong ảnh: Anh Khởi - người mặc đồ đen trong một vở kịch tại Hội diễn nghệ thuật sân khấu không chuyên toàn tỉnh năm 2017)

Nghệ nhân Nguyễn Tiến Khởi sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông nhưng có niềm đam mê, ca hát nghệ thuật. Ngay từ nhỏ anh cũng đã là thành viên đội văn nghệ ở làng, xã. Và cứ thế, chẳng biết từ bao giờ niềm đam mê với âm nhạc, đặc biệt là các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh cứ thấm sâu, nuôi dưỡng tâm hồn anh.

Năm 1986, lúc mới 14 tuổi anh đã bắt đầu tham gia hội diễn văn nghệ do huyện Hương Khê tổ chức và đạt giải nhất giọng hát dân ca qua tác phẩm “Thần sấm ngã”. Cũng từ đó, năng khiếu của anh ngày được phát huy, đặc biệt, từ những năm học phổ thông anh đã soạn lời nhiều bài hát dân ca Ví, giặm biểu diễn tại các hội diễn văn nghệ tại địa phương.

Người thổi hồn dân ca ví, giặm ở miền sơn cước Hà Tĩnh

Anh Nguyễn Tiến Khởi (ngoài cùng bên phải) tập hát cho đội văn nghệ

“Bởi yêu dân ca nên ngoài sự chỉ dạy của bố mẹ, tôi đã tự mày mò tìm hiểu qua sách, báo và được tham gia những khóa học ngắn hạn về viết lời, học hát dân ca Nghệ Tĩnh. Tốt nghiệp THPT, tôi tiếp tục vào TP Hồ Chí Minh theo học đàn, nhạc lý và học hát. Đặc biệt, được tham gia vào CLB Văn nghệ Nguyễn Du, tại đây tôi may mắn được gặp và gần gũi với cố GS.TS Trần Văn Khê - vị tiến sỹ âm nhạc đầu tiên của Việt Nam cũng như rất nhiều những giáo sư, nhạc sỹ khác. Nếu quê nhà Hương Khê nuôi dưỡng tâm hồn tôi, thì những người thầy đã truyền thêm niềm yêu dân ca trong dòng máu để tôi có được ngày hôm nay” - anh Khởi chia sẻ.

Người thổi hồn dân ca ví, giặm ở miền sơn cước Hà Tĩnh

Ngoài dành đam mê cho nghệ thuật, với vai trò Phó giám đốc Trung tâm phát triển Hương Bình, anh Nguyễn Tiến Khởi luôn dành thời gian chăm sóc cảnh vật tại Trung tâm...

Hoàn tất khóa học, anh Khởi trở về tiếp tục dày công sưu tầm, sáng tác, soạn lời những làn điệu, tổ khúc dân ca. Người nghệ nhân trẻ tuổi Nguyễn Tiến Khởi đã viết và đạo diễn hàng trăm vở kịch ngắn, kịch hát dân ca, kịch thơ phục vụ các hội diễn, hội thi, sự kiện từ địa phương đến trung ương.

Anh còn biên soạn trên 50 tổ khúc dân ca Nghệ Tĩnh; thực hiện 7 tác phẩm sử thi nghệ thuật bằng dân ca; hơn 30 ca khúc dân ca phục vụ quần chúng nhân dân khắp trong và ngoài tỉnh… Không chỉ thế, anh còn dành nhiều tâm huyết biên soạn lời cổ, viết lời mới lồng ghép tuyên truyền pháp luật, chính sách của Đảng, những lời hay ý đẹp giáo dục con người.

Người thổi hồn dân ca ví, giặm ở miền sơn cước Hà Tĩnh

... sẵn sàng trở thành hướng dẫn viên cho du khách khi đến tham quan tại Trung tâm.

Gần đây nhất, anh là tổng đạo diễn và biên soạn màn sử thi nghệ thuật mừng 150 năm ngày thành lập huyện Hương Khê khiến đông đảo người dân trong tỉnh nức lòng, mến mộ. Anh cũng là tác giả của màn chào hỏi đặc sắc góp phần làm nên giải nhất cho đội Hà Tĩnh tại Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc năm 2017.

Với những cống hiến không mệt mỏi, năm 2013, anh Nguyễn Tiến Khởi vinh dự được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tặng bằng công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian và Huy chương Vì sự nghiệp bảo tồn Văn nghệ dân gian.

Anh cũng là giáo dân đầu tiên trên đất Hà Tĩnh được công nhận nghệ nhân dân gian. Năm 2017, anh được Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh đề nghị Chủ tịch nước công nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, đợt II.

Người thổi hồn dân ca ví, giặm ở miền sơn cước Hà Tĩnh

Anh Khởi còn là thành viên tích cực kết nối các nhà từ thiện góp phần giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài địa bàn. (Trong ảnh: Anh Nguyễn Tiến Khởi (bên phải) trao tặng quà trung thu cho trẻ em mồ côi năm 2015).

Ngoài đam mê nghệ thuật, anh Khởi còn là Phó giám đốc Trung tâm phát triển Hương Bình (Hương Khê), nơi lưu giữ hàng nghìn nông cụ độc đáo từ thời xưa. Anh còn tích cực kết nối các nhà từ thiện góp phần giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài địa bàn.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống