Người Việt ở Nga đón tết thời Covid-19

(Baohatinh.vn) - Nhiều người Việt ở Nga có thâm niên sống ở xứ tuyết trên chục năm, lòng vẫn đau đáu với tết cổ truyền dân tộc.

Hằng năm, vào mùa giáp tết, dòng người làm thủ tục về nước ở các sân bay quốc tế Nga đông giống chợ phiên với bộn bề hàng hóa. Theo quy định, mỗi hành khách về Việt Nam được mang 2 kiện hàng, mỗi kiện không quá 23 kg, nhưng đa số hành khách ngày tết đều phải mua thêm cước cân, bởi ai cũng muốn mang thêm nào rượu votka, bánh kẹo và bao thứ quà ngày tết từ nước Nga. Ai cũng muốn về nước thăm người thân, cùng đón tết sum vầy, hội ngộ sau một năm bươn chải ở xứ người; tránh cái giá lạnh của nước Nga, như đàn chim thiên di về phương Nam ấm áp.

Người Việt ở Nga đón tết thời Covid-19

Các tuyến bay quốc tế Nga vắng tanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Nhưng, tết Tân Sửu 2021 này, một bức tranh hoàn toàn khác. Ra sân bay, chỉ có các quầy nội địa bay tới các thành phố Nga vẫn tồn tại các chuyến bay thường nhật; còn các tuyến bay quốc tế thì vắng tanh, không bóng dáng một người Việt Nam nào.

Tròn một năm, kể từ sau tết 2020, khi dịch Covid-19 tràn sang nước Nga, các khu chợ người Việt rơi vào tình trạng điêu đứng. Đầu mùa hè, thành phố ban bố lệnh cách ly, người dân Nga đến chợ mua bán thưa dần, hàng hóa không bán được. Người Nga trong mùa đại dịch cũng gặp rất nhiều khó khăn, họ chỉ mua những đồ thiết yếu là thực phẩm và thuốc men. Hàng trăm quầy quần áo ở các chợ Liublino, Xadovod trong khu vực chợ mênh mông, khách thưa vắng, đại đa số bà con chỉ lo làm sao gom góp được tiền hàng tháng trả cho chủ chợ. Mà hàng vải “chết” thì xưởng may, xây dựng, hàng khô, ăn uống và mảng dịch vụ của người Việt cũng “lịm dần”.

Đời sống của anh em công nhân, tiểu thương, nhiều người ăn bữa nay lo bữa mai vì thế mà chật vật muôn phần. Thêm vào đó, dịch Covid-19 lan rất nhanh tại các chợ và khu chung cư. Do người Việt sống tập trung, ở chật chội và phòng dịch không triệt để nên tình trạng lây nhiễm tăng là điều dễ hiểu. Không có một con số thống kê chính thức nào, nhưng đọc trên các trang facebook của cộng đồng người Việt thì hầu như ngày nào cũng đăng tin một hay hai người, hoặc cả nhóm người bị nhiễm.

Người Việt ở Nga đón tết thời Covid-19

Người Việt ở Nga đeo khẩu trang, hạn chế tối đa việc tiếp xúc, giữ khoảng cách với khách hàng, kiên trì bám chợ mưu sinh.

Mặc dù “bóng mây” Covid-19 vẫn lởn vởn trên đầu, nhưng người Việt ở Nga vẫn tìm mọi cách kiên trì bám chợ trong cuộc mưu sinh. Họ đeo khẩu trang, hạn chế tối đa việc tiếp xúc, giữ khoảng cách với khách hàng. Đầu mùa đông này, tại 3 khu chợ có đông người Việt, việc kinh doanh đã khởi sắc hơn. Các tổ chức hỗ trợ cộng đồng bao gồm các thành viên tích cực và anh chị em sinh viên, nghiên cứu sinh tự nguyện được thành lập, hướng dẫn bà con phòng tránh dịch, giúp đỡ mọi người khi có rủi ro đột xuất.

Bà con quê hương Hà Tĩnh đang sống và làm việc tại Liên bang Nga đã tham gia vào việc phiên dịch, đưa đón bệnh nhân bị Covid-19 đến các bệnh viện. Sau khi nhiều người ra viện, họ liên hệ với các bác sĩ chuyên môn, giới thiệu để theo dõi, hướng dẫn điều trị và cung cấp những loại thuốc đặc hiệu. Những nạn nhân bị bệnh nặng, rủi ro không qua khỏi, một số người không có thân nhân ở Nga, nhóm tình nguyện viên Hà Tĩnh một mặt giúp đăng tin buồn, đăng thông báo để bè bạn gần xa được biết; đồng thời, dành thời gian đi đến các khu vực chợ, ký túc xá người Việt để quyên góp tiền bạc lo chu đáo việc tang chay và giúp đưa lọ tro của người quá cố về với đất mẹ.

3 tháng trước, khi các tỉnh miền Trung bị bão lụt tàn phá, cộng đồng ở Nga gặp phải muôn vàn khó khăn, nhưng với tinh thần, “người trong một nước phải thương nhau cùng”, chị Lê Phương Chung cùng với nhóm tình nguyện viên Hà Tĩnh đã kêu gọi bà con đóng góp tiền, vật chất gửi về góp phần ủng hộ quê hương. Các chuyến cứu trợ do anh Ngô Viết Tuấn thay mặt bà con cộng đồng và bà con Hà Tĩnh tại Nga mang tiền và quà đưa tận tay đồng bào trong cơn bão lụt.

Các mùa tết trước, các chuyến bay từ Hà Nội sang chở đầy cành đào, quất, các quầy hàng khô, năm nay, do không có các chuyến bay thương mại, cảnh tượng này vắng bóng. Nhưng theo đường tàu biển, lá dong, nếp, miến, măng, mộc nhĩ, nấm hương… vẫn được chở sang. Khắp quầy thực phẩm tại các chợ và khu đa chức năng Inxentra, nơi có gần 2.000 người Việt ở, hàng khô, thực phẩm, bánh chưng, giò chả, bóng, nem… vẫn được bày bán.

Người Việt ở Nga đón tết thời Covid-19

Nhiều người Việt ở Nga có thâm niên sống ở xứ tuyết trên chục năm lòng vẫn đau đáu với tết cổ truyền dân tộc. Ảnh: Cộng đồng người Việt đã tổ chức vui đón Tết Kỷ Hợi tại thành phố Kazan - thủ phủ của nước Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga. Ảnh: VOV.

Nhiều người Việt ở Nga có thâm niên sống ở xứ tuyết trên chục năm lòng vẫn đau đáu với tết cổ truyền dân tộc. Những phong tục ngàn năm vẫn được duy trì như một phản xạ vô điều kiện. Ngày rằm, mùng một, trên bàn thờ vẫn hương khói chu tất; 23 tết, ngày ông Táo chầu trời, gia đình người Việt nào ở Nga, kể cả sinh viên, lưu học sinh vẫn sắm sanh mũ áo, cá chép để cúng. Chiều 23 tết, cạnh chợ cây số 19 trên đường vành đai ngoài của thành phố, rất nhiều bà con người Việt tập trung thả cá chép xuống đoạn sông Matxcơva, nơi nước không đóng băng. Rất nhiều người Nga dừng xe ngạc nhiên về phong tục và nghi lễ đặc biệt này của bà con người Việt.

Vào ngày tết Dương lịch và tết Nguyên đán Việt Nam, tại Matxcơva và các thành phố khác, các gia đình đều sắm cỗ tất niên, cúng giao thừa, những người thân quây quần nhớ về quê cha, đất tổ.

Hiện nay, ở Nga đã tiến hành tiêm vắc-xin miễn phí cho những người dưới 60 tuổi và bên thềm năm mới, chính quyền đã cho phép những người trên 60 tuổi được tiến hành tiêm chủng. Hy vọng, sau tết, khi dịch bệnh được đẩy lùi, những chuyến bay thương mại hoạt động trở lại, sân bay quốc tế Nga sẽ đón những người Việt từ trong nước sang và những người Việt sẽ có điều kiện về thăm quê hương.

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.