“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Nhận được thông tin cảnh báo mưa lũ, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Tiến và bà Trần Thị Đính ở thôn 1, xã Đức Bồng (Vũ Quang, Hà Tĩnh) chẳng ai bảo ai, mỗi người mỗi việc, chủ động đưa tài sản, vật dụng có giá trị lên cao để đảm bảo an toàn.

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Dù sức khỏe không còn được tốt nhưng khi nhận thông tin cảnh báo mưa lũ từ chính quyền địa phương, bà Trần Thị Đính (80 tuổi) đã khẩn trương mua thêm mỳ tôm, thuốc men... để sử dụng trong những ngày lũ đến.

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Bà Đính chia sẻ: “Nghe tin lũ về, vợ chồng tôi chẳng ai bảo ai, mỗi người một việc, người lo chuẩn bị lương thực, người khẩn trương đưa những tài sản có giá trị lên chạn (gác xép), để đảm bảo an toàn".

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Gạo cũng được bà Đính để vào một chiếc nồi lớn rồi đưa lên cao

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Những chiếc áo phao được bà chuẩn bị sẵn để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. “Sống chung với lũ lụt”, vợ chồng bà Bính đã có nhiều kinh nghiệm để thích nghi và biết bảo vệ bản thân. Bà Đính tâm sự: "Lũ về, vợ chồng tôi có chút lo lắng vì tuổi đã cao, nhưng không vì thế mà vội nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền địa phương".

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Ông Trần Xuân Tiến (81 tuổi) chia sẻ: "Hai ngày nay, thấy mưa không ngớt, vợ chồng tôi đã chủ động đưa những vật dụng thiết yếu lên chạn để đề phòng lũ lên bất ngờ".

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Hai ông bà sửa soạn lại chạn để có chỗ tránh trú khi lũ dâng cao.

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Những hạt giống như: Ngộ, đậu... được bà Đính cho vào túi bóng cất giữ cẩn thận, để tránh bị ẩm mốc.

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Những mẻ cau khô được bà Đính cho vào hộp nhựa để bảo quản.

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Những chiếc bao tải đựng quần áo, chăn màn, được ông Tiến treo lên mái nhà.

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Dù chạn chỉ dùng khi tránh lũ nhưng vợ chồng bà Đính vẫn sắp xếp mọi thứ một cách ngăn nắp.

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Từ nhu yếu phẩm cho đến các vật dụng trong nhà đều được vợ chồng bà Đính di chuyển lên chạn, đề phòng lũ cuốn trôi.

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Thi thoảng đang dọn đồ, ông Tiến, bà Đính lại tranh thủ nhìn ra bên ngoài để kiểm tra tình hình mưa lũ.

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Ông Tiến tận dụng chiếc bếp nhỏ gọn để sử dụng trong những ngày nước lũ dâng cao.

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Sắp xếp xong đồ đạc, ông Tiến kiểm tra lại phần mái ngói. Tại những vị trí có khe hở bị mưa hắt vào, ông khéo léo che chắn lại, để giữ gác chạn luôn được khô ráo.

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Sau khi đưa những vật dụng thiết yếu lên chạn, bà Đính xuống kiểm tra lại đèn dầu, nến. Bà chia sẻ: "Khi nước lũ dâng cao, điện sẽ không có, thứ duy nhất có thể trấn an tinh thần cho bà con vùng lũ lúc đó chỉ có thể là những ngọn đèn, cây nến".

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

Trời dần vào đêm, khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, vợ chồng bà Đính mới bắt đầu ăn bữa tối.

“Nhật ký chạy lũ” của vợ chồng ông lão ngoài 80 tuổi ở Hà Tĩnh

...rồi sau đó lên chạn tránh trú đề phòng lũ dâng cao trong đêm. Với mỗi người dân vùng “rốn lũ” Vũ Quang, mưa lũ đã làm chọ mạnh mẽ và lạc quan hơn. Chính sự chuẩn bị chu đáo và tinh thần sẵn sàng “sống chung với lũ” đã góp phần giảm thiểu những tổn thất về người và tài sản cho mỗi người dân nơi đây.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.