Những cảm tử quân phá bom ở ngã ba huyền thoại

(Baohatinh.vn) - 55 năm đã trôi qua nhưng trong ký ức những người công nhân giao thông, thanh niên xung phong anh hùng, chuyện phá bom, mở đường máu cho đường thông, xe ra tiền tuyến ở Ngã Ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) như vừa mới hôm qua.

VIDEO: Anh hùng LLVT Nhân dân Uông Xuân Lý chia sẻ khoảnh khắc ủi quả bom nằm ngang cầu Tối.

Sẵn sàng hy sinh để đường thông, xe tiến

Dẫu đã lâu không trở lại chiến trường xưa nhưng khi xe chúng tôi vừa đến nơi, Anh hùng LLVT Nhân dân Uông Xuân Lý (SN 1940, sống tại TP Hà Tĩnh) đã nói ngay: “Cầu Tối đây rồi!”. Chiếc cầu nhỏ này chỉ chừng 8m bắc qua khe sâu, cách Ngã ba Đồng Lộc khoảng 400m trên cung đường trọng điểm.

Những cảm tử quân phá bom ở ngã ba huyền thoại

Ngã ba Đồng Lộc hôm nay

Những cảm tử quân phá bom ở ngã ba huyền thoại

Đường Đồng Lộc - đường Khe Giao năm 1968. Ảnh: Tư liệu.

Nơi đây, bom đạn địch rải xuống dày đặc và hầu hết là bom tấn. Cũng chính nơi đây, 2 liệt sĩ Lê Đăng Dương và Võ Xuân Tài đã hy sinh trong lúc phá bom, thi thể hòa cùng đất đá. Thương tiếc các anh, ngày ấy đồng đội đặt tên là cầu Dương - Tài. Với ông Lý, mỗi bước chân đi qua đây đều chứa chan kỷ niệm. Ký ức hiện về rõ rệt.

Những cảm tử quân phá bom ở ngã ba huyền thoại

Anh hùng Uông Xuân Lý chia sẻ về những năm tháng chiếu đấu ác liệt tại ngã ba Đồng Lộc.

Anh hùng Uông Xuân Lý chia sẻ: “Lúc ở Đồng Lộc, tôi 28 tuổi, có nhiều kinh nghiệm lái máy nên được ngành GTVT giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ Máy gạt (cũng có người gọi máy xúc, máy ủi). Một ngày cuối tháng 6/1968, địch rải bom vào lúc 6h chiều. Tổ máy được lệnh của Ban Đảm bảo giao thông tỉnh bằng mọi giá phải mở đường máu, xúc quả bom nằm ngang cầu Tối để chuẩn bị cho đoàn xe 100 chiếc qua Hà Tĩnh đêm nay.

Quả bom này Vương Đình Nhỏ đã cho máy rà mà không nổ. Tình hình gấp gáp vì xe đã đến Đức Thọ, không đủ thời gian để công binh phá; nhiều người xung phong nhận nhiệm vụ nhưng bị tôi gạt đi với lý do tôi chưa có gia đình, nếu hy sinh cũng không có gì vướng bận. Hơn nữa, tôi là đảng viên, phải xung phong đi đầu. Anh em trong tổ và TNXP đã sắp sẵn 2 hàng để tiễn tôi, chuẩn bị cấp cứu nếu bị thương.

Những cảm tử quân phá bom ở ngã ba huyền thoại

Anh hùng Uông Xuân Lý thăm lại những chứng tích năm xưa.

Tôi dặn: Nếu máy hỏng, người bị thương, đưa người đi cấp cứu, đưa máy thứ 2 lên thay để làm cho kịp. Nếu vấp vào mà bom nổ, người hy sinh, đưa người ra để đó, dùng máy san lấp hố bom cho xe đi, làm sao trong đêm phải cho xe qua Đồng Lộc xong.

Ngồi vào xe, tôi chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi, đầu óc căng thẳng, mồ hôi như tắm. Trong ánh sáng lờ mờ của màn đêm, tôi xác định, nếu thấy chớp sáng lên, sẽ lùi xe lại. Cách quả bom chừng 50m, tôi cứ cho xe tiến lên rồi lùi lại, cứ thế mất hơn 1 giờ mới đến gần nó, tiếp xúc với tiêu bom. Xác định là bom nổ chậm, tôi khéo léo gạt đất cho cao, điều khiển lưỡi xúc sâu xuống đất, tránh tiếp xúc với bom, cuối cùng khi chạm bom, tôi nhanh chóng hất nó ra xa chừng 20m, gạt số lùi xe. Về đến nơi, không còn chút sức lực, tôi ngất lịm đi. Đoàn xe nhanh chóng đi qua… Xe chạy được mấy chuyến bom mới nổ”.

Những cảm tử quân phá bom ở ngã ba huyền thoại

Con đường huyết mạch năm xưa nay nhà cửa đã mọc lên san sát

Khác với dáng vẻ nhanh nhẹn của Anh hùng Uông Xuân Lý, lần này trở lại chiến trường xưa, Anh hùng Lao động Nguyễn Tri Ân (SN 1945, sống tại TP Vinh, Nghệ An) - “vua” phá bom của lực lượng TNXP bước đi chậm rãi hơn, ít nói hơn.

Những cảm tử quân phá bom ở ngã ba huyền thoại

Anh hùng Nguyễn Tri Ân. Ảnh: Huy Tùng

Vậy nhưng, khi vào đến khu vực hố bom chứng tích, nhìn những quả bom hiện vật với con mắt “nhà nghề”, anh nói ngay: “Đây là quả bom nổ chậm nửa tấn - 500 bảng Anh, kia là loại từ trường vừa hẹn giờ, vừa nổ chậm.

Kẻ thù muốn chặt đứt tuyến đường huyết mạch nên nhiều lúc vừa ném bom phá xong, chúng ném bom từ trường, bom nổ chậm để làm tắc đường. Bom nổ chậm có 2 loại: loại hẹn giờ nặng 500 kg, khi nổ đào sâu phá rộng, có thể nổ bất thường; loại không hẹn giờ có từ trường nặng 250 kg, khi nổ phá cạn, gây sát thương. Loại này sắt thép đi qua có từ trường là nổ”.

Những cảm tử quân phá bom ở ngã ba huyền thoại

Anh hùng Nguyễn Tri Ân cùng các nữ đồng đội trở lại chiến trường xưa

Nguyễn Tri Ân gia nhập TNXP từ tháng 7/1965 đến tháng 11/1974 đã có mặt trên khắp các tuyến đường chiến lược. Anh là công nhân chuyên cắm tiêu, rà phá bom nổ chậm thuộc C3, Tổng đội TNXP 55; khi ở Khe Út, Khe Giao, khi ở Ngã ba Đồng Lộc, ngày đêm giáp mặt, chống chọi với cái chết để đảm bảo thông đường, thông xe.

Qua 293 trận bom của địch, bị bom vùi 15 lần nhưng anh không rời trận địa. Anh đã từng ôm bộc phá để phá bom nổ chậm, tự chế tạo ra dụng cụ phá bom. Dù bom loại gì, rơi ở đâu, anh đều phá được trong khoảng thời gian rất nhanh. Anh hùng Nguyễn Tri Ân đã rà phá được 545 quả bom các loại.

Những cảm tử quân phá bom ở ngã ba huyền thoại

Anh hùng Lao động Nguyễn Tri Ân và Anh hùng LLVT La Thị Tám bên bia ghi danh các liệt sỹ ở Đài tưởng niệm các liệt sỹ ngành GTVT tại Ngã ba Đồng Lộc

Anh hùng Nguyễn Tri Ân nhớ lại: “Mệt nhất là những khi trời mưa gió, khe suối lầy lội, nước ngập dưới hố bom mà phải kịp thời đến cắm tiêu đánh dấu để rà phá. Tiêu thì chỉ là thanh tre, khi thọc xuống, nghe lộc cộc là biết bom rồi. Bom nằm dưới nước sâu khi rà nhiều lần không nổ phải lặn ngụp xuống, gói 4 kg thuốc nổ TNT, nối với đoạn dây 2m, tra kíp nổ, bới đất gần đuôi quả bom, đốt lửa đầu dây, đặt mìn vào bên đuôi bom, mìn nổ làm bom nổ luôn”.

Những “bóng hồng” phá bom nơi “yết hầu” giao thông khốc liệt

Những tháng ngày cao điểm ở khu vực Ngã ba Đồng Lộc, lượng bom địch thả xuống quá dày đặc, lực lượng công binh phá bom của ngành GTVT, Tỉnh đội, Quân khu 4 không kham hết việc nên Tổng đội TNXP 55 phải lập ra một Tiểu đội công binh phá bom (A cảm tử) do Nguyễn Đình Cứ làm A trưởng. Các đại đội TNXP cũng đều có tổ công binh phá bom.

Đáng nói, nhiều người trong đó là nữ. Các chị không chỉ cắm tiêu bom mà còn trực tiếp rà phá bom.

Những cảm tử quân phá bom ở ngã ba huyền thoại

Cựu nữ TNXP (từ trái sang: Bùi Thị Tịnh, Lê Thị Hồng, Nguyễn Thị Bé) tham quan hiện vật chiến tranh được lưu giữ tại Bảo tàng Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Huy Tùng.

Trở lại Đồng Lộc lần này, chúng tôi được gặp chị Bùi Thị Tịnh (SN 1950, sống ở TP Hà Tĩnh) và chị Nguyễn Thị Bé (SN 1948, sống ở TP Vinh, Nghệ An). Cả hai chị tóc đều đã nhuốm màu thời gian, bước đi khó nhọc nhưng khi về lại chiến trường xưa thì vẫn hào hứng, sôi nổi như ngày nào. Các chị là thành viên A cảm tử gồm 11 người (6 nữ, 5 nam).

Nhiệm vụ của tiểu đội là hằng ngày đứng trên 2 đài quan sát, 1 ở núi Mòi, Đồng Lộc (nơi trước đó chị La Thị Tám đã đứng 200 ngày đêm) và 1 ở ngọn đồi xã Xuân Lộc để đếm, cắm tiêu những quả bom chưa nổ và rà phá. Tiểu đội được chia làm 2 tổ: tổ cắm tiêu và tổ rà phá. 6 cô gái của tiểu đội lúc đó đều xinh đẹp, khỏe mạnh, chưa lập gia đình và rất dũng cảm, gan dạ.

Các chị được A trưởng hướng dẫn vào bãi bom chỉ tiếp xúc trong ít phút rồi ra ngay, kể cả ép bộc phá vào bom. Dụng cụ quan sát thì có ống nhòm, cắm tiêu có cọc tiêu màu trắng, dụng cụ rà phá có nam châm, dây ni-lon. Nếu bom từ trường dùng các dụng cụ đó để rà không phá được thì phải dùng bộc phá 1-2 kg để phá. Quá trình thử nghiệm, tiểu đội đã tìm ra cách để bom nổ, đó là ép thuốc vào thân quả bom, cách 20 cm đầu cánh bom, vì đó là chỗ mỏng nhất, như thế vừa phá được bom, vừa lấy được thuốc.

Chị Bùi Thị Tịnh vẫn còn nhớ như in những ngày tháng đầy ác liệt nhưng rất đỗi hào hùng của tuổi trẻ: “Thấy bạn bè vào TNXP, tôi cũng xin đi nhưng bố tôi không cho, có lẽ ông sợ con gái ra chỗ bom đạn. Với quyết tâm không gì cản được, tôi trốn lên xã Thạch Xuân (Thạch Hà), ở mấy ngày rồi đi luôn.

Vào TNXP, tôi được về C552, sống cùng Tiểu đội 4 của Võ Thị Tần ở xã Phú Lộc. Tháng 5/1968, khi vào Đồng Lộc, tôi được chuyển sang A công binh. Chúng tôi phải quan sát khắp nơi ở và nơi tổng đội làm đường để cắm tiêu, rà phá bom. Lúc đó Ngã ba Đồng Lộc trống trải, tan hoang, bom dày đặc. Đối mặt với bom đạn hằng ngày nhưng tôi không biết sợ là gì, vẫn vui vẻ làm nhiệm vụ được phân công”.

Những cảm tử quân phá bom ở ngã ba huyền thoại

Bà Nguyễn Thị Bé dâng hương tưởng nhớ 10 nữ Anh hùng TNXP tại Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Huy Tùng

Nhìn gương mặt, nụ cười của các anh, các chị nay đã bước sang tuổi thất tuần, bát tuần vẫn rạng rỡ vui tươi, chúng tôi bỗng thấy lòng ấm áp, tin yêu lạ kỳ.

Họ, có người là anh hùng, cũng có người giản dị chỉ là cựu TNXP, có người sống đề huề, sung túc, cũng có người đang vất vả, khó khăn, song, ai nấy đều lạc quan, yêu đời, như thể, chuyện đối mặt với cái chết nơi ngã ba trọng điểm ác liệt một thời chỉ là chuyện nhỏ. Với họ, Ngã ba Đồng Lộc là ngôi nhà lớn để họ và đồng đội trở về mỗi dịp tháng 7.

Chủ đề 55 năm chiến thắng Đồng Lộc

Đọc thêm

Địa danh hành chính và câu chuyện văn hóa

Địa danh hành chính và câu chuyện văn hóa

Mỗi tên đất, tên làng trên dải đất Việt Nam không chỉ là một danh từ định vị trên bản đồ, mà là một thực thể sống, mang trong mình trầm tích của thời gian, ký ức của bao thế hệ và hồn cốt của cả một vùng văn hóa. Với Hà Tĩnh, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, một thời là phên dậu của đất nước, câu chuyện về địa danh hành chính lại càng trở nên đặc biệt, bởi nó song hành cùng lịch sử đầy biến động.
Tăng sức hút cho du lịch biển Xuân Thành

Tăng sức hút cho du lịch biển Xuân Thành

Biển Xuân Thành, thuộc xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) không chỉ cuốn hút bởi vẻ nguyên sơ của sóng xanh, cát trắng, mà còn đang “thay da đổi thịt” từng ngày với diện mạo mới đầy sức sống.
Ẩm thực biển Hà Tĩnh nâng tầm trải nghiệm du lịch

Ẩm thực biển Hà Tĩnh nâng tầm trải nghiệm du lịch

Từ nguồn hải sản phong phú, tươi ngon bậc nhất miền Trung, qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo các đầu bếp tâm huyết, ẩm thực biển Hà Tĩnh đang trở thành “thỏi nam châm” níu chân du khách mỗi mùa hè.
Hồng Lĩnh - mạch nguồn hướng tới tương lai

Hồng Lĩnh - mạch nguồn hướng tới tương lai

Phường Bắc Hồng Lĩnh và Nam Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, đáp ứng kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Biển Hà Tĩnh nườm nượp du khách

Biển Hà Tĩnh nườm nượp du khách

Trong 2 ngày nghỉ cuối tuần, các khu, điểm du lịch biển Hà Tĩnh luôn đông nghịt người dân và du khách tìm đến "giải nhiệt", thưởng thức hải sản.
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Biển Xuân Thành ngày càng hấp dẫn du khách

Biển Xuân Thành ngày càng hấp dẫn du khách

Không gian trong lành, dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong những ngày hè sôi động.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Bí thư chi bộ tâm huyết xây dựng khu dân cư mẫu

Bí thư chi bộ tâm huyết xây dựng khu dân cư mẫu

Tâm huyết, gương mẫu đi đầu và kiên trì vận động người dân là “bí quyết” giúp ông Lê Văn Phẩm - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Thuận, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) triển khai thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.
Khi ngư dân Thiên Cầm làm du lịch homestay

Khi ngư dân Thiên Cầm làm du lịch homestay

Không chỉ đơn thuần là chỗ nghỉ chân, các homestay tại Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mang đến không gian gần gũi, thân thiện, giúp du khách hòa mình vào nhịp sống của người dân làng biển.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Thôn Trung Tâm xanh màu no ấm

Thôn Trung Tâm xanh màu no ấm

Người dân thôn Trung Tâm (xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã khai thác hiệu quả lợi thế bán sơn địa, xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Nối vòng tay lớn nâng bước học trò nghèo

Nối vòng tay lớn nâng bước học trò nghèo

Những “chuyến tàu” trong cuộc hành trình gần 10 năm “Tiếp sức tới trường” của Báo Hà Tĩnh đang dần cập bến. Tấm bằng đại học sau những năm nỗ lực trên giảng đường đã giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tự tin trở thành bác sỹ, sỹ quan quân đội, giáo viên, phiên dịch viên…
Trăm năm giữ tròn con chữ

Trăm năm giữ tròn con chữ

Thật tự hào khi giữa mạch nguồn 100 năm của nghề báo, trong lòng người làm báo Hà Tĩnh vẫn luôn vang lên mệnh lệnh âm thầm mà rất đỗi thiêng liêng: “Giữ cho tròn con chữ”…