Những cổng làng “mát mặt”, nhìn một lần nhớ mãi ở vựa lúa Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện về hạ tầng nông thôn mới (NTM), nhiều cổng làng có giá trị hàng trăm triệu đồng ở vùng quê Đức Thọ (Hà Tĩnh) do nhân dân đóng góp, xây dựng đã từng bước thay đổi diện mạo của địa phương.

Những cổng làng “mát mặt”, nhìn một lần nhớ mãi ở vựa lúa Hà Tĩnh

Cổng làng Hạ (xã Đức Hòa, nay là xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ) được xây với kinh phí trên 400 triệu đồng. Đây là số tiền do con em địa phương đóng góp xây dựng NTM.

Trong quá trình xây dựng NTM ở huyện Đức Thọ, ngoài những cổng làng cũ được trùng tu, tôn tạo, còn có nhiều cổng làng mới được nhân dân đóng góp xây dựng khang trang, hiện đại. Các cổng làng này trở thành “hồn cốt” của người dân địa phương.

Có thể liệt kệ những cổng làng “đình đám” ở vùng “vựa lúa” Hà Tĩnh như: Cổng làng thôn Đông Thái (xã Tùng Ảnh), cổng làng thôn Làng Hạ (xã Đức Hòa, nay là xã Hòa Lạc) và cổng làng thôn Đại Quang (xã Đức Quang, nay là xã Quang Vĩnh).

Những cổng làng “mát mặt”, nhìn một lần nhớ mãi ở vựa lúa Hà Tĩnh

Cổng làng Đông Thái được hoàn thành vào đầu tháng 2/2020 với kinh phí 435 triệu đồng.

Ông Phan Tiến Dũng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tùng Ảnh cho biết, đầu năm 2019, địa phương vận động con em đóng góp được là 700 triệu đồng xây dựng cổng làng khoa bảng Đông Thái.

“Cổng làng Đông Thái hoàn thành vào đầu tháng 2/2020 với kinh phí 435 triệu đồng. Đây là công trình chào mừng 90 năm ngày thành lập Đảng, hướng tới Đại hội Đảng các cấp” - ông Dũng thông tin thêm.

Cổng làng Đại Quang (xã Đức Quang) hoàn thành vào tháng 9/2019 do ông Trần Quang Bá (người thôn Đại Quang - đang sinh sống ở TP Hồ Chí Minh) tài trợ với số tiền 300 triệu đồng.

“Trong quá trình xã Đức Quang xây dựng NTM, ông Bá không chỉ hỗ trợ xây dựng cổng làng mà còn rất tích cực ủng hộ kinh phí để xây dựng các công trình khác như: xây Nhà bia tưởng niệm liệt sỹ, đường sá…” – nguyên Chủ tịch UBND xã Đức Quang Chu Đình Lưu cho biết.

Những cổng làng “mát mặt”, nhìn một lần nhớ mãi ở vựa lúa Hà Tĩnh

Phần mặt cổng được khắc tên của làng cùng với những câu đối đậm nét văn hóa dân gian ở làng quê.

Đặc điểm chung của các cổng làng ở Đức Thọ đều được thiết kế 1 lối đi chính và 2 lối phụ; diện tích phù hợp với trục đường, vị trí đi vào trung tâm của thôn. Phần mặt cổng khắc tên của làng cùng với những câu đối đậm nét văn hóa dân gian ở làng quê.

Ngoài ra, phong cách kiến trúc, họa tiết trên cổng được thiết kế theo đúng phong tục, tập quán, tín ngưỡng, bảo đảm sự hài hòa cảnh quan kiến trúc - hiện đại nhưng vẫn phảng phất nét cổ xưa; vừa hợp phong thủy, phù hợp kiến trúc nông thôn mới hiện nay.

Để cho cổng làng được nổi bật, người dân thường sơn cổng bằng màu vàng đậm kết hợp với đường viền của cổng là màu đỏ; phần thân cổng, chân cổng được ốp đá tạo nên thế vững chãi, uy nghi; phần trên của cổng thường mái vòm, lợp ngói kết hợp với các họa tiết chạm khắc tinh xảo…

Những cổng làng “mát mặt”, nhìn một lần nhớ mãi ở vựa lúa Hà Tĩnh

Bề ngang của cổng làng rất rộng, người dân có thể tránh nắng, mưa.

Bề ngang của những chiếc cổng này rất rộng, người dân có thể tránh nắng hoặc mưa mỗi khi đi làm đồng và cũng là nơi để con trẻ tụ tập vui chơi. Nhiều cổng người dân còn gắn cả bóng đèn và hệ thống điện để khi có việc cần dùng đến.

Ông Nguyễn Xuân Minh - người dân thôn Đông Thái (xã Tùng Ảnh) cho biết: “Khi thôn đề xuất xây dựng cổng làng, mọi người trong thôn rất hồ hởi, đóng góp nhiệt tình. Không chỉ có cổng làng, người dân nơi đây sẽ tiếp tục xây dựng thêm giếng làng để làm nơi nghỉ chân sinh hoạt cho người dân và cho khách tham quan”.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.