Những nữ tiến sỹ nặng lòng với quê hương Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với 15 nữ tiến sỹ trên nhiều lĩnh vực, phụ nữ Hà Tĩnh đang ngày càng thể hiện khả năng, trí tuệ, bản lĩnh của mình trong thời kỳ mới. Với những cống hiến của mình trên các lĩnh vực, họ cũng đang góp phần xây dựng quê hương Hà Tĩnh ngày càng giàu mạnh.

Những nữ tiến sỹ nặng lòng với quê hương Hà Tĩnh

Tiến sỹ Hồ Thị Nga: “Luôn chủ động tìm kiếm cơ hội học tập cho mình ở các nước có nền giáo dục tiên tiến. Có như thế, mình mới không bị mòn cũ”.

Cánh diều đón gió để bay lên

Đó là hình ảnh tôi chợt liên tưởng đến khi trò chuyện cùng Tiến sỹ Hồ Thị Nga trong một ban sáng mưa bay. Chị Nga hiện là Trưởng phòng Quan hệ đối ngoại và Truyền thông - Trường Đại học Hà Tĩnh. Trò chuyện cùng chị, tôi mới biết, ẩn sau vẻ ngoài rất bình lặng, giản dị ấy là một trái tim tràn đầy đam mê, nhiệt huyết, là một tâm hồn sôi nổi, mạnh mẽ, luôn chủ động, độc lập trong cuộc sống.

Năm 1994, tốt nghiệp Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, với tâm huyết trở về quê hương và được làm nghề giáo, từ bỏ những cơ hội ở lại Thủ đô, chị Nga xin về công tác tại Trường Trung học Sư phạm Hà Tĩnh (tiền thân của Trường Đại học Hà Tĩnh hiện nay). Trong suốt những năm tháng ấy, chị vẫn âm thầm nuôi lớn giấc mơ trở thành tiến sỹ từ thời sinh viên của mình.

Với vốn ngoại ngữ và tính cách hướng ngoại của mình, chị đã chủ động lên mạng và tìm kiếm các gói học bổng nước ngoài từ nhiều nguồn khác nhau. Từ năm 2005 đến nay, chị đã giành được học bổng để tham gia các khóa đào tạo, các chương trình nghiên cứu ngắn hạn tại một số nước như Mỹ, Thụy Điển, Ấn Độ, Israel. Năm 2016, chị đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ “Quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học địa phương” tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

Những nữ tiến sỹ nặng lòng với quê hương Hà Tĩnh

Chia sẻ về quan điểm sống của phụ nữ hiện đại, chị Nga cho rằng, phụ nữ dù ở vị trí nào cũng nên là người chủ động, độc lập trong mọi việc.

Chị tâm sự, thu nhận kiến thức từ những nền giáo dục hiện đại trên thế giới qua học tập và nghiên cứu là niềm đam mê của cuộc đời chị. Chị học để nâng cao trình độ chuyên môn, để nêu gương cho con cái và quan trọng nhất là để có thể làm tốt nhất công việc giảng dạy và quản lý hiện nay. Làm một giảng viên đại học địa phương, nếu không chủ động tìm kiếm cơ hội để nâng cao năng lực, trình độ thì dễ bị rơi vào tình trạng bị bào mòn. Chính vì vậy, sau khi đạt học vị tiến sĩ, bên cạnh việc giảng dạy, chị vẫn tham gia hướng dẫn thạc sĩ, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu và công bố các bài báo khoa học…

Hiện nay, với vai trò là Trưởng phòng Quan hệ đối ngoại và Truyền thông, Tiến sỹ Hồ Thị Nga luôn cùng đồng nghiệp nỗ lực mở rộng hợp tác đào tạo với các đối tác nước ngoài. Qua đó, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Trường Đại học Hà Tĩnh, thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập tại trường, đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên Hà Tĩnh được sang các nước khác thực tập.

Chia sẻ về quan điểm sống của phụ nữ hiện đại, chị Nga cho rằng, phụ nữ dù ở vị trí nào cũng nên là người chủ động, độc lập trong mọi việc. Trong đó, quan trọng nhất là phải luôn biết cách tìm được sự cân bằng cho mình. Mình có yêu bản thân, có tự làm thỏa mãn những ước mơ, đam mê của chính mình trong điều kiện và năng lực của bản thân thì mới mong đem lại yêu thương và niềm vui cho người khác. Chị luôn nói về sự hàm ơn đối với những người thầy, đồng nghiệp, người bạn cũng như gia đình đã giúp đỡ mình trong suốt quá trình phấn đấu và học tập của chị. Chính vì thế, bây giờ, khi đã trở thành tiến sỹ, chị vẫn luôn luôn thấy chưa đủ, vẫn luôn muốn học hỏi, thu nhận thêm thật nhiều kiến thức để làm tốt hơn công việc của mình.

Sống hết mình với đam mê

Khi lần giở lại danh sách các nữ tiến sỹ của Hà Tĩnh hiện nay, tôi vô cùng bất ngờ khi biết tại Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) có một cô giáo là tiến sỹ. Chị là Nguyễn Thị Thanh Nga (SN 1979) hiện là giáo viên bộ môn Sinh học. Lựa chọn đề tài làm nghiên cứu sinh thuộc lĩnh vực mà Hà Tĩnh chưa mấy ứng dụng trong thực tiễn, chị Nga cũng đã lường trước được những khó khăn mà mình gặp phải nhưng bởi mang trong lòng một niềm đam mê sâu sắc với màu xanh của núi rừng.

Những nữ tiến sỹ nặng lòng với quê hương Hà Tĩnh

Với chị Nguyễn Thị Thanh Nga, màu xanh núi rừng luôn là niềm đam mê bất tận.

Những kiến thức thu nhận được trong quá trình làm đề tài Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của cây Pơmu và Samu dầu (có trong sách đỏ Việt Nam và thế giới) của Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Nga đã góp phần bổ sung thông tin khoa học, phục vụ công tác bảo tồn loài cây này ở Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Chị Nga cho biết, hệ thực vật Hà Tĩnh khá phong phú, đa dạng, có tiềm năng nguyên liệu phát triển ngành dược khá lớn. Tuy nhiên, đến nay, công tác nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc phân loại thực vật và phân tích tinh dầu của một số họ thực vật chứ chưa khai thác. Với những gì đã thu nhận được, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Nga luôn mong muốn được đem kiến thức của mình cống hiến cho công tác nghiên cứu khoa học của Hà Tĩnh, nhất là việc khai thác tiềm năng dược liệu.

Cũng mang trong mình niềm đam mê nghiên cứu khoa học, chị Đặng Thị Thúy Hằng (SN 1975) - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nguyễn Du Hà Tĩnh đã vượt qua những khó khăn thường nhật để hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh ngành Văn hóa học vào năm 2016. Văn hóa truyền thống Hà Tĩnh vốn là niềm đam mê của Tiến sỹ Thúy Hằng từ thuở ấu thơ. Những huyền tích về các danh nhân, kiến trúc của các ngôi đền và sự độc đáo của các lễ hội dân gian luôn thôi thúc những tìm tòi, nghiên cứu trong chị.

Những nữ tiến sỹ nặng lòng với quê hương Hà Tĩnh

Khai thác du lịch từ tiềm năng văn hoá truyền thống là một trong những niềm mong mỏi của Tiến sỹ Đặng Thị Thuý Hằng.

Chị Hằng cho biết, đam mê với văn hóa truyền thống Hà Tĩnh nên khi đang học đại học, chị đã lựa chọn văn hóa và du lịch Hà Tĩnh làm các tiểu luận, khóa luận. Và rất may mắn khi trở về quê hương Hà Tĩnh, công tác trong môi trường văn hóa, chị lại có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận và nghiên cứu về đề tài này. Trong đó, đề tài nghiên cứu sinh “Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã đưa ra một số giải pháp để bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của cư dân ven biển, cách thức tổ chức lại đời sống văn hóa của cư dân ven biển trong thời kỳ mới.

Không chỉ dừng lại ở đó, với vai trò là Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nguyễn Du, chị Đặng Thị Thúy Hằng còn nghiên cứu vấn đề khai thác du lịch Hà Tĩnh từ các giá trị văn hóa truyền thống. Những vấn đề này cũng được chị truyền đạt lại cho sinh viên thông qua các bộ môn Hệ thống di tích danh thắng và Quản lý di sản, Quản lý lễ hội và tổ chức sự kiện mà chị giảng dạy. Chị mong muốn sẽ truyền lại được cho sinh viên tình yêu đối với văn hóa truyền thống của quê hương, từ đó, góp phần đánh thức tiềm năng du lịch từ vốn quý đó.

Còn nhiều nữa nữ tiến sỹ ở các ngành, lĩnh vực khác đang ngày đêm lặng lẽ, tâm huyết trên các trang tài liệu, lăn lộn ngoài thực tiễn để góp phần mình xây dựng quê hương Hà Tĩnh ngày một đẹp giàu.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.