Nỗ lực trên hành trình ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trong suốt quá trình phát triển, công tác dân số Hà Tĩnh luôn nhận được sự quan tâm của tỉnh bằng các chủ trương, chính sách phù hợp với từng giai đoạn. Đó là sự tiếp sức để ngành dân số tiếp tục đóng góp cho mục tiêu ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số.

Nỗ lực trên hành trình ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số Hà Tĩnh

Ngành Dân số Hà Tĩnh hướng đến kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống.

Thời kỳ đầu tái lập tỉnh, cũng như nhiều lĩnh vực khác, ngành Dân số Hà Tĩnh gặp rất nhiều khó khăn: Đội ngũ y, bác sỹ thiếu và yếu; cơ sở vật chất nghèo nàn, xuống cấp, trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu; cùng với đó, thách thức lớn nhất là dân số Hà Tĩnh không ngừng gia tăng.

Trước thực trạng ấy, năm 1993, UBND tỉnh đã kịp thời phê duyệt “Chiến lược Dân số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 1993 - 2000”, đồng thời ban hành Quyết định 1196/1993/QĐ-UB của UBND tỉnh về quy định tạm thời một số chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Những chính sách của tỉnh đã cụ thể hóa chiến lược DS-KHHGĐ của cả nước với mục tiêu tổng quát: “Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.

Nỗ lực trên hành trình ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số Hà Tĩnh

Vượt qua khó khăn, đội ngũ cán bộ CTV dân số luôn bám địa bàn để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách về DS-KHHGĐ.

Trong sự phát triển chung ấy, ngành Dân số Hà Tĩnh đã có một bộ máy thống nhất, ổn định; công tác DS-KHHGĐ đã có định hướng rõ ràng, với bước đi phù hợp. Hệ thống Ủy ban DS-KHHGĐ cấp tỉnh được tăng cường, ở cấp xã có Ban DS-KHHGĐ và có cán bộ chuyên trách. Mạng lưới cộng tác viên dân số tại thôn, bản được hình thành.

Công tác truyền thông, vận động được tăng cường với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của người dân. Với phương thức hoạt động “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên truyền, vận động và cung cấp các phương tiện KHHGĐ, đội ngũ cán bộ, CTV dân số thực sự là lực lượng nòng cốt, quyết định thành công của chương trình DS-KHHGĐ.

Từ năm 2001 đến nay, công tác dân số ở Hà Tĩnh đứng trước nhiều khó khăn. Hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ có sự biến động qua các lần sáp nhập và chia tách. Một bộ phận người dân, trong đó có cả cán bộ, đảng viên hiểu sai về quy định trong công tác DS-KHHGĐ, dẫn đến việc coi nhẹ công tác DS-KHHGĐ khiến tỷ lệ sinh tăng.

Với sự tham mưu của ngành y tế, dân số, nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác dân số đã được tỉnh ban hành, kịp thời ổn định tình hình, ổn định tư tưởng của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số.

Nỗ lực trên hành trình ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số Hà Tĩnh

Lấy mẫu máu gót chân để xét nghiệm sàng lọc sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh.

Đó là Nghị quyết số 13/2005 của HĐND tỉnh về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2005 - 2010; Quyết định 21/2006 của UBND tỉnh ban hành quy định một số chế độ, chính sách DS-KHHGĐ; Quyết định 18/2009 thay thế quyết định 21; Chỉ thị 44/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn 2010-2015; Chỉ thị 05 năm 2013 của UBND tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ trong tình hình mới; Nghị quyết 78/2013 của HĐND tỉnh về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2014 - 2020; Quy định 77/2014 quy định tạm thời về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách dân số; Quy định 46/2015 quy định tạm thời một số chính sách trong công tác dân số; Nghị quyết 95/2018 HĐND thực hiện Chương trình mục tiêu y tế - dân số… .

Đặc biệt, tháng 7/2020, Nghị quyết 221/2020/NQ-HĐND quy định một số chính sách về công tác dân số phát triển trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030 được ban hành đã mang đến động lực mới, luồng gió mới cho ngành dân số Hà Tĩnh. Nghị quyết 221 với sự thay đổi đáng kể về chính sách khuyến khích, khen thưởng ở các địa phương, chính sách khuyến khích khen thưởng đối với đội ngũ cộng tác viên dân số và những người dân được hưởng lợi đã góp phần tạo động lực trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.

Nỗ lực trên hành trình ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số Hà Tĩnh

Ngành đang hướng đến mục tiêu, ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số. (Trong ảnh: Giờ học của cô, trò Trường Mầm non Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh).

Nhìn lại công tác dân số trong chặng đường đã qua, điều băn khoăn nhất là mục tiêu ổn định quy mô dân số ở Hà Tĩnh vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh vẫn còn cao so với bình quân cả nước. Nhưng, với sự quan tâm của tỉnh, sự đồng hành của các cấp ngành, địa phương, ngành dân số Hà Tĩnh sẽ nỗ lực phát huy truyền thống, đồng sức đồng lòng phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu giảm mức sinh, ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số.

Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.