Nông dân Hà Tĩnh “chơi lớn”, đầu tư gần nửa tỷ trồng dưa theo công nghệ Hà Lan

(Baohatinh.vn) - Chuyển từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, trồng rừng và khai thác rừng sang phát triển kinh tế vườn đồi, nông dân xã Nam Hương (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang trở thành những ông chủ vườn có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Nông dân Hà Tĩnh “chơi lớn”, đầu tư gần nửa tỷ trồng dưa theo công nghệ Hà Lan

Khu vực trồng dưa lưới được anh Phan Văn Quỳnh (người bên phải) đầu tư khoảng 380 triệu đồng

Với anh Phan Văn Quỳnh (SN 1972, ở xã Nam Hương, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), việc chuyển đổi sang phát triển kinh tế vườn đồi đã trở thành bước ngoặt thay đổi cuộc sống của cả gia đình. Vốn là một hộ khó khăn, gắn bó lâu năm với cây lúa nước, năm 2016, vợ chồng anh lên ý tưởng san đồi, phá vườn tạp trồng cây ăn quả với cây ổi chủ lực, kết hợp nuôi gà, cá… bước đầu đã cho thu nhập ổn định.

Không dừng lại ở đó, tháng 5/2019 vừa qua, vợ chồng anh quyết “chơi lớn”, đầu tư 380 triệu đồng xây nhà lưới, trồng dưa lưới theo công nghệ Hà Lan.

“Hiện tôi đang có 2.400 gốc, trong đó có 900 gốc sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên trong 2 tuần tới. Với giá bán hiện tại có thể mang lại thu nhập khoảng 50 triệu đồng, mỗi năm làm 3 vụ. Gia đình tôi đang rất kỳ vọng vào nước đi này”, anh Quỳnh phấn khởi chia sẻ.

Nông dân Hà Tĩnh “chơi lớn”, đầu tư gần nửa tỷ trồng dưa theo công nghệ Hà Lan

900 gốc dưa đầu tiên chuẩn bị cho thu hoạch

Theo chân lãnh đạo địa phương, chúng tôi tới thăm khu vườn của anh Trần Quốc Việt (SN 1974, thôn Lâm Hưng), một trong 5 vườn mẫu đầu tiên của xã Nam Hương. Nhìn vườn cây ăn quả được quy hoạch khoa học, sạch sẽ, ngay hàng thẳng lối, khó có thể hình dung được nơi đây từng là một vùng đồi đá mọc toàn cây dại.

Nông dân Hà Tĩnh “chơi lớn”, đầu tư gần nửa tỷ trồng dưa theo công nghệ Hà Lan

Vùng đồi đá được anh Trần Quốc Việt cải tạo thành khu vườn mẫu khoa học, có hiệu quả kinh tế cao

Anh Việt chia sẻ: “Năm 2015, với ý định phát triển kinh tế vườn đồi, tôi bắt tay vào cải tạo quả đồi, thuê máy xúc làm mặt bằng, đổ đất trồng các loại cây ăn quả. Tới nay khu vườn đã có hơn 550 cây ăn quả, trong đó hơn 350 gốc cam, còn lại là na, ổi…, phát triển theo tiêu chuẩn Vietgap”.

Nông dân Hà Tĩnh “chơi lớn”, đầu tư gần nửa tỷ trồng dưa theo công nghệ Hà Lan

Gần 15.000 quả cam đã được bọc giấy bảo vệ khỏi côn trùng, sâu bệnh

Sau 4 năm với biết bao mồ hôi, công sức cùng gần 300 triệu đồng vốn đầu tư, khu vườn của anh đã bước đầu cho trái ngọt. Dù chỉ mới đang cho trái bói vụ đầu tiên, nhưng đã có khoảng 15 nghìn quả cam, ước tính sản lượng hơn 3 tấn, cho thu nhập 120 triệu đồng. Những năm tiếp theo, sản lượng dự tính tăng gấp 3 lần.

Ở địa bàn xã miền núi đặc biệt khó khăn, người dân Nam Hương vốn đã quen với sản xuất nông nghiệp truyền thống, trồng lúa, trồng rừng và khai thác rừng với quy mô canh tác nhỏ lẻ, tự phát, hiệu quả thấp.

Vì vậy, ngay khi vừa “ra khỏi” diện đầu tư chương trình 135 vào cuối năm 2016, xã Nam Hương đã quan tâm, chú trọng triển khai các biện pháp nâng cao thu nhập cho nhân dân, đặc biệt chú trọng chỉnh trang vườn hộ, phát triển kinh tế vườn đồi, hướng tới phát triển bền vững.

Chính quyền ban hành chính sách hỗ trợ 50% cây giống, máy móc cải tạo đất đồi; các đoàn thể tập trung tuyên truyền, vận động bà con phá bỏ vườn tạp, xây dựng vườn mẫu... Hiện, trên địa bàn có 23 vườn mẫu đạt chuẩn, đang triển khai thực hiện thêm 10 vườn; có 28 mô hình có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm, trong đó có 3 mô hình đạt thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm.

Nông dân Hà Tĩnh “chơi lớn”, đầu tư gần nửa tỷ trồng dưa theo công nghệ Hà Lan

Toàn xã có trên 50% hộ dân đang phát triển kinh tế vườn đồi, trồng các loại cây ăn quả phù hợp với thổ nhưỡng địa phương

Toàn xã có trên 50% hộ dân đang phát triển kinh tế vườn đồi, trồng các loại cây ăn quả phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như cam, bưởi, ổi, mít Thái… bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan.

Phó Chủ tịch UBND xã Nam Hương Trần Hậu Đức cho biết: “Những năm qua, địa phương đã chú trọng động viên, tạo điều kiện tối đa cho người dân phát triển kinh tế vườn đồi, trồng cây ăn quả. Định hướng người dân tập trung vào các loại cây như cam, bưởi, ổi… hướng tới hình thành các vùng cây ăn quả có thương hiệu, giá trị kinh tế cao.

Những bước đi mới dựa trên thế mạnh của địa phương đã bước đầu ghi nhận những tín hiệu mới, đời sống người dân ngày một nâng cao”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.