CCB Hương Sơn có 245 mô hình kinh tế thu nhập hơn 100 triệu đồng

(Baohatinh.vn) - Thông qua phong trào thi đua “cựu chiến binh gương mẫu”, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã có nhiều cách làm hay, mô hình hiệu quả, khẳng định rõ vai trò của cựu chiến binh trong phát triển kinh tế, xây dựng NTM.

CCB Hương Sơn có 245 mô hình kinh tế thu nhập hơn 100 triệu đồng

Mô hình kinh tế vườn đồi, chăn nuôi tổng hợp của CCB Trần Xuân Hương ở thôn Hương Thủy, xã Sơn Thủy cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm

“Gương mẫu, đi đầu” là cụm từ mà mọi người thường nhắc đến các CCB trong cuộc sống đời thường. Điều đó lại càng đúng với CCB Trần Xuân Hương, ở thôn Hương Thủy, xã Sơn Thủy.

Với phẩm chất, bản lĩnh “táo bạo, dám nghĩ, dám làm” của người lính cụ Hồ, năm 2010, ông đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng cao su và cây ăn quả. Sau 6 năm miệt mài với đồi rừng sỏi đá, ông đã trồng được 5 ha cao su và trên 600 gốc cam các loại.

Năm 2011, từ chủ trương liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, ông đã vay vốn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn thịt quy mô 1.200 con mỗi lứa.

CCB Hương Sơn có 245 mô hình kinh tế thu nhập hơn 100 triệu đồng

Nhiều mô hình kinh tế của CCB Sơn Hồng cho thu nhập khá

Không chỉ là người đi đầu trong phát triển kinh tế, CCB Trần Xuân Hương cũng luôn giúp đỡ, động viên, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với anh em, bạn bè, có nhiều đóng góp trong các cuộc vận động của thôn, nhất là phong trào xây dựng NTM.

Trên cương vị là Chi hội trưởng CCB thôn Hương Thủy, ông đã dành một phần thu nhập của gia đình đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ và vận động hội viên thực hiện xây dựng 10 hộ liền kề nhà sạch, vườn đẹp; tạo điều kiện giúp đỡ về vốn, giống, kinh nghiệm cho các hội viên khác làm kinh tế.

CCB Hương Sơn có 245 mô hình kinh tế thu nhập hơn 100 triệu đồng

Mô hình vườn mẫu, chăn nuôi tổng hợp của CCB - thương binh Nguyễn Hữu Vỵ ở thôn Nam Hà, xã Sơn Hà cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm

Ông Nguyễn Đình Ngân - Chủ tịch Hội CCB huyện Hương Sơn, cho biết: “Đến nay, toàn huyện Hội có trên 245 mô hình kinh tế của CCB cho thu nhập mỗi năm từ 100 triệu đồng trở lên, hơn 30% trong số các mô hình có thu nhập từ 200 triệu đến trên 1 tỷ đồng. Ngoài việc phát triển mô hình kinh tế, Hội đã tuyên truyền vận động hội viên thành lập các HTX, tổ hợp tác để hỗ trợ nhau trong sản xuất, chăn nuôi, liên kết phòng trừ dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm”.

CCB Hương Sơn có 245 mô hình kinh tế thu nhập hơn 100 triệu đồng

CCB Hương Sơn luôn gương mẫu, đi đầu trong tham gia xây dựng NTM

Riêng trong năm 2018, Hội CCB Hương Sơn đã hình thành mới 15 mô hình kinh tế tập trung. Điển hình như Hội CCB xã Sơn Bằng đã vận động hội viên thành lập 5 HTX nuôi hươu; Hội CCB xã Sơn Trường thành lập 5 tổ hợp trồng cam và chăn nuôi; Hội CCB xã Sơn Lâm thành lập 3 HTX trồng chè, cam, mô hình tổng hợp bò nái, cam bù, thỏ, lợn, gà, đầu tư trên 700 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Hội CCB huyện cũng phát triển 4 mô hình chăn nuôi liên kết quy mô lớn do hội viên CCB đầu tư và quản lý. Đến nay, tỷ lệ khá và giàu trong hội viên CCB đạt trên 47,5%; tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 2%, chủ yếu là đối tượng bảo trợ xã hội; thu nhập bình quân của hội viên CCB trên 35 triệu đồng/năm.

CCB Hương Sơn có 245 mô hình kinh tế thu nhập hơn 100 triệu đồng

Hội CCB Sơn Thịnh chung tay san lấp mặt bằng xây dựng nhà văn hóa thôn Thịnh Tiến

Bên cạnh phát triển kinh tế, với phương châm “CCB nêu gương sáng, hiến kế, hiến công xây dựng NTM”, CCB Hương Sơn đã phát huy tốt phẩm chất “Bộ độ Cụ Hồ” gương mẫu, đi đầu trong tham gia xây dựng NTM ở địa phương, tạo sức lan tỏa, niềm tin trong nhân dân để mọi người cùng góp sức, góp của xây dựng NTM.

Theo đó, trong năm 2018, hội viên CCB toàn huyện đã đóng góp trên 21 ngàn ngày công, hiến trên 40.700 m2 đất; 1.500m tường rào kiên cố; 3.300 cây có giá trị kinh tế để giải phóng mặt bằng làm đường GTNT, nhà hội quán, sân chơi thể thao.

CCB Hương Sơn có 245 mô hình kinh tế thu nhập hơn 100 triệu đồng

CCB Hương Sơn đã đóng góp hàng nghìn ngày công trồng cây xanh, cải tạo vườn tạp

Hội CCB huyện còn huy động hàng trăm ngày công của các cán bộ hội từ huyện đến các chi hội tham gia phong trào cải tạo vườn tạp, làm GTNT tại các xã đăng ký đạt chuẩn NTM gồm: Xã Sơn Hàm, Sơn Mai, Sơn Thịnh, Sơn Tân, Sơn Thủy. Đồng thời tổ chức cho hội viên trồng trên 34 ngàn cây xanh các loại, trong đó có 28 ngàn cây ăn quả và 6 ngàn cây bóng mát.

Những kết quả từ phong trào thi đua “CCB gương mẫu” của các hội viên Hội CCB Hương Sơn đã có sức lan tỏa sâu rộng, góp phần tích cực cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Tin liên quan:

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.