Nông dân Hà Tĩnh thu hoạch sớm nhiều diện tích lúa xuân

(Baohatinh.vn) - Bà con nông dân Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch diện tích lúa ngoài đê, ven biển và bị đỗ ngã do trận dông lốc vừa qua để tránh thiệt hại khi thời tiết được dự báo sắp có mưa lớn.

Nông dân Hà Tĩnh thu hoạch sớm nhiều diện tích lúa xuân

Nông dân Can Lộc thu hoạch lúa bị đổ ngã do đợt dông, lốc ngày 7/5

Ở những chân ruộng lúa bị đỗ ngã do trận dông, lốc vừa qua, mặc dù độ chín mới đạt từ 75 - 80% nhưng bà con vẫn tranh thủ thuê máy, tiến hành thu hoạch sớm để tránh thiệt hại năng suất và chất lượng khi thời tiết dự báo sẽ có mưa từ chiều ngày 11/5.

Bà Đường Thị Ngụ (thôn Lũy, xã Kim Song Trường, Can Lộc) cho biết: “Vụ xuân này, gia đình gieo cấy gần 10 sào lúa nhưng đã có tới 5 sào bị ảnh hưởng của trận lốc đêm 7/5. Sợ đợt mưa tiếp đây sẽ làm số diện tích này bị hư hại nhiều hơn nên tôi tranh thủ thời tiết gọi máy gặt để thu hoạch cho xong”.

Nông dân Hà Tĩnh thu hoạch sớm nhiều diện tích lúa xuân

Mưa lớn kết hợp dông, lốc vào tối 7/5 khiến hơn 1.400 ha lúa xuân của Hà Tĩnh bị gãy đổ.

Cũng với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, gia đình ông Trần Văn Lý (thôn Kim Thịnh, xã Kim Song Trường, Can Lộc) đã tiến hành thu hoạch số diện tích lúa bị đổ rạp do trận lốc trước đó. Dù đã thuê được máy về gặt, nhưng ông Lý vẫn phải dùng lưỡi hái cắt gom số lúa còn sót lại vì hầu hết lúa bị ngã rạp sát đất nên máy không thể thu hoạch hết.

Ông Phan Văn Hạnh - Phó Chủ tịch UBND xã Kim Song Trường (Can Lộc) cho biết: “Xã Kim Song Trường có dện tích lúa xuân hơn 960 ha. Ảnh hưởng của trận lốc vừa qua đã làm cho hơn 50 ha bị đỗ ngã, điều này không chỉ làm giảm năng suất mà còn tăng cao chi phí thu hoạch của bà con. Xã điều tiết máy, khuyến khích bà con ưu tiên cho gặt sớm diện tích này, hạn chế thiệt hại về năng suất”.

Tại huyện Nghi Xuân, các xã như Đan Trường, Xuân Hội, Xuân Phổ… cũng đã tiến hành thu hoạch sớm lúa hè thu. Ông Lê Anh Đức - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: "Một số diện tích lúa gieo cấy ở các địa phương ven biển, vùng thấp trũng, vùng bị đổ ngã cục bộ do dông lốc đã được người dân thuê máy về gặt để tránh ảnh hưởng của đợt mưa sắp tới”.

Nông dân Hà Tĩnh thu hoạch sớm nhiều diện tích lúa xuân

Toàn tỉnh đã thu hoạch được trên 400 ha, chủ yếu ở các vùng ngoài đê, ven biển và những nơi có lúa bị đỗ ngã trong đợt dông, lốc vừa qua.

Vừa qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh cuối mùa, trên địa bàn toàn tỉnh đã xuất hiện mưa lớn kết hợp dông, lốc vào tối 7/5 khiến hơn 1.400 ha lúa xuân bị gãy, đổ. Theo dự báo thời tiết của Đài Khí tượng thủy Văn Hà Tĩnh, những ngày tới thời tiết sẽ có mưa, rải rác mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to và dông. Vì thế, các địa phương đã có kế hoạch và huy động máy gặt để bà con nông dân thu hoạch sớm diện tích bị đỗ ngã hoặc nằm trong vùng sâu trũng nhằm hạn chế thiệt hại về năng suất.

Nông dân Hà Tĩnh thu hoạch sớm nhiều diện tích lúa xuân

Bà con nông dân tranh thủ phơi phóng lúa vừa thu hoạch xong.

Đến thời điểm này, phần lớn lúa xuân trên địa bàn tỉnh đang ở giai đoạn chín sáp đến chín hoàn toàn. Một số diện tích đã được bà con nông dân thu hoạch sớm, chủ yếu ở các vùng ngoài đê, ven biển dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và những nơi có lúa bị đỗ ngã trong trận dông, lốc vừa qua tại các địa phương như Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà… với tổng diện tích gần 400 ha. Vụ xuân 2023 toàn tỉnh sản xuất trên 59.300 ha lúa, dự kiếnsẽ bước vào đợt tập trung thu hoạch từ ngày 15 - 30/5”.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.