(Baohatinh.vn) - Đợt mưa lớn kèm dông lốc diễn ra vào tối 7/5 đã khiến hơn 1.400 ha lúa xuân của Hà Tĩnh bị gãy đổ.
Huyện Can Lộc có gần 114 ha lúa xuân bị đổ ngã do mưa gió.
Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh cuối mùa, trên địa bàn toàn tỉnh đã xuất hiện mưa lớn kết hợp dông, lốc vào tối 7/5 khiến hơn 1.400 ha lúa xuân bị đổ.
Trong đó, các địa phương có diện tích bị đổ nhiều nhất là: Thạch Hà 267 ha; Lộc Hà 200 ha; Đức Thọ 166 ha; TX Hồng Lĩnh 260 ha; Cẩm Xuyên 155 ha; Can Lộc 114 ha; Hương Sơn 100 ha...
Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân thu hoạch sớm những diện tích lúa đã chín.
Tại Can Lộc, diện tích lúa bị đổ xuất hiện ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn; tập trung nhiều ở các xã: Kim Song Trường 35 ha, Vượng Lộc 22 ha, Khánh Vĩnh Yên 15,2 ha...
Được biết, vụ xuân 2023, Can Lộc gieo cấy trên diện tích 9.118 ha với các bộ giống chủ lực, phù hợp với địa phương, có ưu thế vượt trội về năng sất và chất lượng như: Nếp 98, Thái Xuyên, VNR20, Hà Phát 3…
Tân Lộc là một trong những địa phương có diện tích lúa bị dông lốc gây hư hại nhiều nhất huyện Lộc Hà.
Các trận dông lốc cường độ mạnh xẩy ra vào đêm qua cũng đã làm đổ, gây hư hại 200 ha lúa vụ xuân của huyện Lộc Hà.
Theo ước tính ban đầu, các địa phương trên toàn huyện (trừ xã Thạch Kim không sản xuất nông nghiệp) có khoảng 200 ha lúa bị gãy đổ trên tổng diện tích gieo trồng hơn 3.270 ha.
Một số diện tích lúa bị đổ ở xã Ích Hậu đang trong giai đoạn sắp chín.
Những xã có diện tích lúa bị ảnh hưởng nặng như: Tân Lộc gần 16 ha, Ích Hậu 12 ha, Hồng Lộc gần 11,5 ha. Các xã còn lại bị cục bộ với diện tích từ 1-5 ha.
Vụ xuân 2023 toàn tỉnh sản xuất trên 59.300 ha lúa. Mưa lớn kèm theo gió thổi mạnh, trong khi lúa bắt đầu ở vào giai đoạn chắc xanh đến chín khiến bông lúa nặng, dễ gãy đổ.
Hiện nay, các địa phương đang chỉ đạo các xã, thị trấn vận động bà con nông dân ra đồng, có các biện pháp chống đỡ lúa bị đổ để giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời, khuyến cáo người dân tranh thủ thời tiết thuận lợi có thể tiến hành thu hoạch sớm những diện tích lúa đã chín.
Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Hà Tĩnh ghi nhận các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm như rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh với mật độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nếu không được kiểm soát kịp thời.
Từ 1/7 đến hết ngày 30/7, trên phạm vi cả nước sẽ diễn ra cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Tại Hà Tĩnh, đến nay công tác chuẩn bị đã được các đơn vị, địa phương hoàn tất.
Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Không chấp hành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, một hộ dân ở thôn Ninh Xá, xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị lực lượng chức năng cưỡng chế thu hồi đất.
Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đề xuất công nhận 39 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025.
Hành vi vứt lợn chết ra môi trường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lan rộng ra 8/12 địa phương trên toàn tỉnh như hiện nay.
Trên vùng đất cát có khí hậu khắc nghiệt ven biển Hà Tĩnh, Công ty TNHH Trí Đức Hà Tĩnh đã trồng thành công mô hình hoa lan hồ điệp quy mô lớn nhờ đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Trước tình hình nắng nóng kéo dài, người trồng mai ở Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khoan thêm giếng để lấy nước tưới, tấp rơm vào gốc, bón thêm phân vi sinh... để chống hạn cho cây.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh đề nghị các địa phương phân công cán bộ thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể để xác định diện tích cần phòng trừ, kỹ thuật phòng trừ.
Thời tiết nắng nóng kết hợp với độ ẩm không khí thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh xuất hiện, gây hại trên lúa hè thu đầu vụ tại Hà Tĩnh.
Bà con nông dân TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tranh thủ điều tiết nước vào chân ruộng, tập trung chăm sóc, tỉa dặm để lúa hè thu phát triển tốt, kịp thời vụ.
Là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, sau những thành công bước đầu, những năm gần đây, phong trào làm vườn mẫu nhiều nơi ở Hà Tĩnh đang có sự chững lại.
Những mô hình được đầu tư bài bản và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nên đã tạo ra những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cùng chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ con giống, nhiều hộ dân tại xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã có thêm nguồn thu nhập cao nhờ phát triển mô hình nuôi chồn hương.
Nội dung giám sát công tác thu thập thông tin tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên địa bàn Hà Tĩnh gồm giám sát công tác tập huấn nghiệp vụ và công tác thu thập thông tin phiếu điều tra.
Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh đã nỗ lực đầu tư nâng cấp hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá để “tiếp sức” cho ngư dân nâng cao hiệu quả đánh bắt, đảm bảo an toàn.
Việc sử dụng máy bay không người lái (drone) trong nông nghiệp tại Hà Tĩnh ngày càng phổ biến, góp phần thúc đẩy quá trình cơ giới hóa và tự động hóa sản xuất cho bà con nông dân.
Những ngày gần đây, ốc bươu vàng sinh sôi nhanh, tấn công nhiều diện tích lúa hè thu ở Hà Tĩnh. Bà con nông dân đang tìm đủ mọi cách để diệt ốc, đảm bảo sự sinh trưởng của cây lúa.
Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Nhiều tháng nay, ngư dân ở xã Xuân Hội (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) không mặn mà vươn khơi, bám biển vì sản lượng đánh bắt đạt thấp, không đủ chi phí, thậm chí thua lỗ.
Các địa phương của Hà Tĩnh đang đốc thúc tiến độ gieo cấy, hoàn thành kế hoạch sản xuất, trong đó ưu tiên sử dụng tối đa các giống ngắn ngày để đảm bảo lúa hè thu sinh trưởng trong khung thời gian an toàn, né tránh thiên tai.
Sau quá trình nghiên cứu tìm tòi, anh Nguyễn Tiến Dũng (Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã sản xuất thành công viên nang nhung hươu thảo mộc đầu tiên ở Hương Sơn, đạt OCOP 3 sao.
Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 quyết định công nhận huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đạt chuẩn NTM nâng cao và TX Hồng Lĩnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024.